Kết quả tìm kiếm cho "nối nhịp cầu quê"
Kết quả 13 - 24 trong khoảng 605
Sáng 2/1, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy phối hợp Sở Thông tin và Truyền thông và Hội Nhà báo tỉnh tổ chức Hội nghị định hướng tuyên truyền quý I/2025.
Năm mới đã về trong cơn gió mát lành mùa Xuân, mang theo rất nhiều hy vọng vào sức sống mới, thành công mới. Cùng với đó là hàng loạt thử thách, nhiệm vụ cần “chạy nước rút” hoàn thành. Điều đó buộc mọi người, mọi tổ chức phải “lên dây cót” ngay từ bây giờ, sẵn sàng tâm thế bước vào năm 2025.
Thuộc bản Tông (xã Bình Chuẩn, huyện Con Cuông, Nghệ An), nằm gần ngã ba nhập vào Quốc lộ 48C, chợ phiên Mường Chon là chợ phiên duy nhất tại xã, có quy mô lớn tại địa phương.
Bao đời nay, các hoạt động ven sông thuộc địa phận tỉnh An Giang diễn ra tấp nập, mang nét văn hóa độc đáo của vùng châu thổ Cửu Long. Thế nhưng, hiện nay, việc khai thác loại hình du lịch (DL) này chỉ dừng lại đi ghe, thuyền ngắm cảnh trên sông, các hoạt động trải nghiệm chưa đặc sắc đối với du khách.
Có những nghề thủ công truyền thống tồn tại đến nay chỉ còn vài người níu giữ, nhưng vào khoảnh khắc nhất định, người ta lại chú ý đến sự hiện hữu của nét văn hóa hiếm hoi ấy. Những người thợ điêu luyện trong nghề được cộng đồng trân trọng gọi là nghệ nhân, vượt lên cả nhu cầu mưu sinh vì cuộc sống vẫn miệt mài vì mong muốn giữ lại nét truyền thống vốn có của quê hương mình.
Tiểu thương ở các chợ quê là những người giữ nhịp sống lao động cần mẫn và gắn bó với nghề qua bao thăng trầm. Tại TX. Tân Châu, ở những khu chợ, như: Tân Châu, Long Hưng hay Cầu Chùa phản ánh rõ sự bền bỉ và tinh thần lạc quan của người dân nơi đây, dù chợ quê đang thay đổi từng ngày dưới tác động của cuộc sống hiện đại.
Sản xuất nông nghiệp gắn với bảo vệ môi trường (BVMT) đang là xu hướng tất yếu hiện nay. Thời gian qua, ngành nông nghiệp tỉnh khuyến khích nông dân áp dụng kỹ thuật tiên tiến để giảm thiểu tác động đến môi trường và tạo ra sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao, phù hợp thị hiếu của thị trường, góp phần hướng tới sản xuất nông nghiệp giá trị gia tăng cao và phát triển bền vững.
Vào mỗi dịp Tết đến, không khí nhộn nhịp của các làng nghề truyền thống lại càng thêm phần sôi động. Nghề làm cối đá Thoại Sơn cũng nằm trong guồng quay đó.
Ngày 7/12, Hội Người cao tuổi huyện Tri Tôn phối hợp Trung tâm Văn hóa - Thể thao - Du lịch và Truyền thanh huyện Tri Tôn tổ chức hội thi thể dục dưỡng sinh kỷ niệm 30 năm Ngày truyền thống lịch sử cách mạng huyện Tri Tôn (20/12/1994 - 20/12/2024).
Đã thành thói quen, chuyển sang mùa gió bấc se lạnh là lúc nhà nhà ở quê dậy lên mùi làm mắm, nấu nước mắm đồng để ăn lâu dài. Cá khô cũng vậy, dù ít hay nhiều, các bà, các mẹ rất thích tự tay làm để gia đình có sẵn nguyên liệu, thi thoảng đổi bữa cũng rất cần thiết. Năm nay, tính hết con cháu, gia đình bà Nguyễn Thị Mỹ Dung (xã Thạnh Mỹ Tây, huyện Châu Phú) tăng thành viên lên hơn chục người. Mới lựa được số cá tươi để làm khô, bà ngập niềm vui trong ánh mắt. “Thấy đầu trên, xóm dưới ai cũng bày mâm, bày nia ra trước ngõ là biết tới mùa làm khô, nấu nước mắm. Tôi nôn tới Tết lắm, làm mớ cá ngon để dành mừng con cháu ở xa về thăm quê, bữa cơm sum vầy sẽ càng thêm phần ấm cúng” - bà Dung chia sẻ.
Treo lịch là nét văn hóa truyền thống phổ biến trong dịp Tết Nguyên đán ở Việt Nam, mang ý nghĩa văn hóa đặc biệt, ý nghĩa phong thủy. Đó còn là cảm giác chuẩn bị chu đáo cho năm mới trong mọi người, mọi nhà.
Mùa nước nổi kết thúc, người dân lại tất bật với mùa làm ăn lớn nhất của năm - mùa Tết. Đâu đó ở làng quê, cơ sở kinh doanh, nghề truyền thống… dường như Tết đã hiện hữu rõ hơn qua nhịp độ lao động cả ngày đêm.