Kết quả tìm kiếm cho "sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ"
Kết quả 13 - 24 trong khoảng 5016
Ngày 1/7, 34 tỉnh, thành phố trên cả nước chính thức vận hành chính quyền địa phương hai cấp. Không khí làm việc tại các xã, phường, sở, ngành thể hiện rõ tinh thần đổi mới, lấy hiệu quả phục vụ làm thước đo, đánh dấu bước chuyển quan trọng trong tiến trình cải cách tổ chức bộ máy hành chính Nhà nước.
Người dân vùng biên giới tỉnh An Giang rất phấn khởi, khi cả nước bước vào thực hiện mô hình chính quyền địa phương 2 cấp.
Sáng 1/7, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy An Giang Nguyễn Tiến Hải đến kiểm tra công tác vận hành bộ máy mới tại trung tâm phục vụ hành chính công phường Rạch Giá. Đi cùng đoàn có Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư phường Rạch Giá Mai Hoàng Khởi.
Ngày 1/7, các địa phương trên cả nước đã chính thức đi vào hoạt động theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp. Trong ngày làm việc đầu tiên, bộ máy chính quyền tại xã đã vận hành đồng bộ, hiệu quả.
Ngày 1/7/2025, tỉnh mới An Giang chính thức hình thành trên bản đồ hành chính Việt Nam, là kết quả của quá trình hợp nhất hai tỉnh liền kề An Giang và Kiên Giang. Không chỉ là sự thay đổi về ranh giới địa lý hay cơ cấu bộ máy chính quyền, đây là dấu mốc lịch sử trong thực hiện nghị quyết Trung ương về sắp xếp tổ chức bộ máy tinh gọn, hiệu quả và mở rộng không gian phát triển toàn vùng.
Hướng tới Tuần lễ Cấp cao APEC 2027, An Giang đang khẩn trương chuẩn bị, tập trung đầu tư hạ tầng, chỉnh trang đô thị và nâng cao chất lượng dịch vụ. Xác định đây là cơ hội “vàng” để bứt phá, tỉnh đang tăng tốc triển khai hàng loạt dự án trọng điểm, sẵn sàng tổ chức thành công sự kiện đối ngoại tầm vóc quốc tế.
Việc hợp nhất 2 tỉnh để hình thành tỉnh An Giang (mới) là bước đi quan trọng, nhằm xây dựng một địa phương có quy mô lớn hơn, kinh tế đa dạng hơn và khả năng liên kết vùng hiệu quả hơn. Cán bộ, đảng viên và người dân tin tưởng rằng, nếu có chính sách phù hợp và sát thực tế, tỉnh sẽ tận dụng tốt tiềm năng sẵn có, mở rộng không gian phát triển, tạo ra sức bật mạnh mẽ cho chặng đường phát triển nhanh và bền vững sắp tới.
Phát biểu tại lễ công bố nghị quyết sáp nhập tỉnh, Phó Thủ tướng Chính phủ Mai Văn Chính nhấn mạnh: Việc hợp nhất Kiên Giang và An Giang là bước đi tất yếu, chiến lược, nhằm tinh gọn bộ máy, phát huy lợi thế vùng, tạo động lực phát triển mạnh mẽ hơn. Phó Thủ tướng đề nghị toàn hệ thống chính trị vận hành thông suốt từ ngày 1/7, nâng cao trách nhiệm phục vụ Nhân dân, doanh nghiệp và chung sức xây dựng An Giang thành cực tăng trưởng mới của khu vực.
Theo tờ The Nation (Thái Lan), ngày 30/6, Thủ tướng Paetongtarn Shinawatra đã lên tiếng xác nhận nguyên nhân khiến tòa nhà trụ sở Văn phòng Kiểm toán Nhà nước (SAO) tại Bangkok bị sập trong thảm họa động đất khoảng 3 tháng trước.
Từ ngày 1/7, Việt Nam đồng loạt chuyển sang mô hình chính quyền địa phương 2 cấp, ngành Tài chính phấn đấu bảo đảm hệ thống vận hành thông suốt.
Ngày 30/6, các địa phương trên cả nước đã đồng loạt công bố nghị quyết, quyết định của Trung ương và địa phương về sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã.
Sáng 30/6, tại Trung tâm Văn hóa - Nghệ thuật tỉnh Kiên Giang, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, UBMTTQVN tỉnh Kiên Giang và An Giang long trọng tổ chức Lễ công bố các nghị quyết, quyết định của Trung ương về sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã. Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ Mai Văn Chính phát biểu chỉ đạo, kỳ vọng vào tương lai tươi sáng của tỉnh An Giang mới. Báo An Giang điện tử xin giới thiệu toàn văn phát biểu chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Mai Văn Chính tại buổi lễ.