Kết quả tìm kiếm cho "thành Cửa khẩu quốc tế đường bộ và đường sông Vĩnh Xương"
Kết quả 13 - 24 trong khoảng 612
“Dân vận khéo thì việc gì cũng thành công”. Tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh đang được An Giang cụ thể hóa bằng nhiều mô hình hay, cách làm sáng tạo, hiệu quả. Phong trào “Dân vận khéo” của tỉnh trong thời gian qua đã trở thành “động lực” thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, củng cố hệ thống chính trị và tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân.
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, với tiến trình hình thành, phát triển 200 năm, miếu Bà Chúa Xứ núi Sam vẫn đang trụ vững với thời gian. Sự trụ vững ấy phát xuất từ chính niềm tin chưa một lần phai nhạt trong tâm thức của người dân bản địa lẫn tất cả tín đồ đã từng biết đến Bà, từng được Bà độ trì. Niềm tin ấy có nguồn gốc sâu xa, chứ không đơn thuần chỉ là một niềm tin nhất thời, phi lý. Chính niềm tin sắt son ấy kết nối mọi người về với nhau, về với miền di sản Vía Bà.
Nghị quyết 68 đề ra mục tiêu đến 2030 có 2 triệu doanh nghiệp, đóng góp 55–58% GDP, 35-40% ngân sách, tạo 84-85% việc làm. Những mục tiêu khát vọng này đòi hỏi nỗ lực quyết liệt của cả hệ thống chính trị - từ Trung ương đến địa phương, từ khu vực công đến tư.
Là vùng đất đặc biệt, vừa có đồng bằng vừa có vùng đồi núi; tuyến biên giới giáp Campuchia dài gần 100km... An Giang đã và đang khai thác nhiều tiềm năng lợi thế, môi trường thuận lợi thu hút đầu tư.
Ngành nuôi trồng thủy sản ở ĐBSCL đang hướng đến đa dạng hóa đối tượng nuôi, nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, giá trị sản phẩm. Để làm được điều đó, tại nhiều địa phương trong vùng (Sóc Trăng, Trà Vinh, An Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ), ngư dân đã và đang nghiên cứu phát triển các loài cá đặc sản, như: Cá dáo, cá dứa, cá bông lau... để nâng cao thu nhập, phát triển bền vững.
Hôm nay, 50 năm trước, chính là ngày giới tuyến nam bắc vĩnh viễn không còn, giang sơn đã liền một dải! Triệu con tim vỡ òa trong niềm vui thống nhất khi Chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng, lá cờ Giải phóng tung bay trên nóc Dinh Độc Lập, tung bay ở quần đảo Trường Sa, các vùng biển đảo, lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc. Cuộc trường kỳ kháng chiến của dân tộc ta đã thắng lợi, khát vọng cháy bỏng nam bắc sum họp một nhà đã trở thành hiện thực.
Trong chặng đường 50 năm, tỉnh An Giang từng bước khẳng định vai trò là “vựa lúa” của vùng ĐBSCL và cả nước, đáp ứng yêu cầu đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, đóng góp tích cực vào mục tiêu nâng tầm giá trị hạt gạo Việt Nam trên thị trường quốc tế.
Trong những ngày diễn ra Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, với khát vọng độc lập, tự do cháy bỏng, dưới sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng, quân và dân An Giang đã phát huy cao độ truyền thống yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng, cùng với cả nước chung sức, đồng lòng, quyết tâm giải phóng quê hương, góp phần giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.
Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, tôi đã có dịp trở về thăm lại Giồng Trà Dên (xã Tân Thạnh, TX. Tân Châu), nơi từng là căn cứ cách mạng quan trọng trong kháng chiến chống Mỹ, in đậm dấu chân của biết bao cán bộ, chiến sĩ cách mạng kiên cường, bất khuất của Đảng ta.
Hòa bình lập lại chưa bao lâu, biên giới Tây Nam của Tổ quốc lại chìm trong khói lửa bởi cuộc chiến tranh phi nghĩa, diệt chủng của Pol Pot. Cuộc chiến lùi xa gần 50 năm, nhưng khí phách, tinh thần quật cường của Công an nhân dân (CAND) vũ trang An Giang (tiền thân của Bộ đội Biên phòng (BĐBP An Giang) vẫn rạng ngời lịch sử.
Không sân khấu, không pháo hoa, không rình rang khánh tiết. Ở tuổi 50, Tổng Công ty Điện lực miền Nam (EVNSPC) chọn cách kỷ niệm 50 năm thành lập bằng những việc làm thầm lặng nhưng thiết thực, chan chứa nghĩa tình. Đó là dành toàn bộ kinh phí tiết kiệm được do không tổ chức lễ kỷ niệm 50 năm thành lập và vận động thêm để xây dựng mới 815 căn nhà tạm/nhà dột nát cho các hộ nghèo có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn về nhà ở.
Từ chỗ chỉ là “chặng dừng” trên hành trình đấu tranh thống nhất, vĩ tuyến 17 nhanh chóng trở thành tâm điểm của thời cuộc, thu hút sự quan tâm không chỉ của quân dân cả nước mà còn của dư luận quốc tế khi nơi đây trở thành cuộc đối đầu lịch sử giữa dân tộc Việt Nam với đế quốc Mỹ xâm lược và các thế lực tay sai. Nhân dân cả nước đồng thời thực hiện hai nhiệm vụ: Bước vào xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền bắc và đấu tranh thống nhất nước nhà ở miền nam.