Kết quả tìm kiếm cho "tiêu thụ nông sản"
Kết quả 25 - 36 trong khoảng 16737
Chiều 26/6, Ban Thường vụ Tỉnh ủy tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh lần thứ 20, để đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ chính trị 6 tháng đầu năm, đề ra phương hướng, nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2025; đồng thời, quyết định một số chủ trương quan trọng khác theo thẩm quyền.
Trong bối cảnh tập trung thực hiện nhiệm vụ sắp xếp, tinh gọn bộ máy, tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp theo chỉ đạo của Trung ương, An Giang vẫn nỗ lực tăng tốc, bứt phá để đạt mục tiêu tăng trưởng theo chỉ tiêu được Bộ Chính trị, Chính phủ giao.
Cầm hóa đơn điện tháng 5, nhiều người "bật ngửa" vì chi phí phải trả tăng gấp đôi, thậm chí gấp 3, dù sinh hoạt hàng ngày vẫn không thay đổi bao nhiêu. Những gia đình có con nhỏ càng lo lắng trong kỳ nghỉ hè, trẻ con ở nhà nhiều, nhu cầu giải trí tăng cao, sinh hoạt liên quan đến điện sẽ tiếp tục đội “túi tiền” vào cuối tháng.
Sáng 26/6, tại cánh đồng lúa xã Vĩnh Lộc (huyện An Phú), Trung tâm Công nghệ sinh học (Sở Khoa học và Công nghệ An Giang) tổng kết mô hình sản xuất lúa theo hướng an toàn sinh học. Hơn 30 nông dân giỏi, nông dân thực hiện mô hình ở 3 xã: Phú Hữu, Vĩnh Hậu và Vĩnh Lộc tham dự.
Chiều 25/6, UBND tỉnh An Giang tổ chức Hội nghị sơ kết đánh giá tình hình kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm và phương hướng, nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2025.
Mít là trái cây vùng nhiệt đới, vỏ màu xanh, gai lồi lên quanh thân quả, được nhiều người yêu thích vì hương vị thơm ngon.
Đảng bộ xã Phú Hữu (huyện An Phú) luôn xác định việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh là một trong những nhiệm vụ chính trị quan trọng trong công tác xây dựng Đảng, nên đã cụ thể hóa thành các kế hoạch và tổ chức triển khai sâu rộng từ trong nội bộ đến Nhân dân thông suốt, để tự giác học tập và làm theo.
Trong đời sống hiện đại, các sản phẩm tiểu thủ công nghiệp dần nhường chỗ cho sản phẩm tân tiến hơn. Đứng trước khó khăn, nhiều làng nghề vẫn duy trì, phát triển, tạo nên nét đặc trưng, thương hiệu riêng. Những làng nghề truyền thống còn góp phần tạo việc làm cho lao động nông thôn, tạo ra những sản phẩm du lịch độc đáo.
Nằm giữa sông Tiền và sông Hậu, huyện cù lao Phú Tân là địa phương có thế mạnh nông nghiệp đặc thù. Địa phương đã nỗ lực kết nối doanh nghiệp (DN) đến tiêu thụ nông sản, cùng với đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng nhằm nâng cao đời sống nông dân.
Nông dân nhiều địa phương trong tỉnh đang tất bật vào vụ thu hoạch lúa hè thu 2025. Vụ này, do thời tiết xấu, mưa bão thất thường đã ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng lúa. Bên cạnh đó, chi phí sản xuất tăng, trong khi giá lúa đang có dấu hiệu giảm… khiến nông dân kém vui.
An Giang xác định kinh tế tư nhân (KTTN) là một động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc gia và của tỉnh; là lực lượng tiên phong thúc đẩy tăng trưởng, tạo việc làm, nâng cao năng suất lao động, năng lực cạnh tranh của tỉnh, công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tái cấu trúc nền kinh tế theo hướng xanh, tuần hoàn, bền vững. Khơi dậy niềm tin, khát vọng, tạo xung lực mới, khí thế mới để KTTN phát triển là nhiệm vụ then chốt.
Ngoài dẫn nước nhập điền sản xuất nông nghiệp, những dòng kênh còn là nơi trú ngụ của loài nhuyễn thể hến đồng, tạo sinh kế cho người dân có thêm thu nhập lúc nông nhàn.