Kết quả tìm kiếm cho "vùng đất Bảy Núi"
Kết quả 13 - 24 trong khoảng 2273
Tại Kỳ họp thứ 19 của Ủy ban Liên Chính phủ Công ước 2003 về bảo vệ Di sản văn hóa phi vật thể của UNESCO diễn ra tại Cộng hòa Paraguay, Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam của Việt Nam đã chính thức được UNESCO ghi danh vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Trong đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) Khmer ở vùng Bảy Núi An Giang lưu giữ nhiều nét đẹp văn hóa truyền thống đặc trưng. Trong đó, có phương pháp làm món bánh kà-tum – loại bánh mang ý nghĩa tốt đẹp, gửi gắm niềm mong cầu của đồng bào Khmer về cuộc sống đủ đầy.
Một niềm tự hào to lớn đã lan tỏa trong đất nước Việt Nam nói chung, tỉnh An Giang nói riêng, khi tối 4/12 (theo giờ Hà Nội), tại kỳ họp thứ 19 của Ủy ban Liên Chính phủ Công ước 2003 về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể (diễn ra tại Cộng hòa Paraguay), UNESCO ghi danh di sản Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Phóng viên TTXVN tại Pháp dẫn nguồn tin từ Phái đoàn thường trực Việt Nam bên cạnh Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO), vào 9h48' (giờ địa phương, tức 19h48' giờ Việt Nam) ngày 4/12, tại thủ đô Asunción, Paraguay, trong khuôn khổ Kỳ họp lần thứ 19 Uỷ ban liên Chính phủ Công ước 2003 về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể, Lễ hội vía Bà Chúa Xứ núi Sam của Việt Nam đã chính thức được ghi danh Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Là những người làm công đoạn đầu trong quá trình sản xuất đường thốt nốt, họ phải vất vả đêm ngày để “lấy mật” từ loại cây đặc sản. Nghề của họ không được xem là thợ, mà cũng chẳng có tên, chỉ được gọi nôm na, dễ hiểu là nghề leo cây thốt nốt.
Món cốm dẹp âm thầm tồn tại giữa dòng chảy thời gian như hàng trăm loại bánh dân gian khác. Muốn nếm hương vị cốm dẹp để ôn lại chút ký ức tuổi thơ, chỉ cần ra chợ mua là có. Nhưng để được xem cảnh giã cốm, làm cốm bên bếp lửa bập bùng, thì phải đợi đúng dịp lễ của đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) Khmer.
Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số (DTTS) tỉnh An Giang đã thành công tốt đẹp, khơi dậy niềm tin sâu sắc, tình cảm chân thành của đồng bào DTTS đối với Đảng, Nhà nước và các cấp chính quyền. Đây sẽ là động lực để tỉnh tiếp tục củng cố khối đại đoàn kết dân tộc, hướng đến tương lai thịnh vượng.
Với tài nguyên thiên nhiên phong phú, văn hóa đặc sắc, An Giang đang là điểm đến cho nhà đầu tư trong và ngoài nước. Tỉnh đang tích cực ưu đãi, tạo môi trường đầu tư thuận lợi, nhằm thu hút dự án đầu tư chất lượng cao, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
Trên cánh đồng ven kênh Vĩnh Tế, vùng trũng nhất mực nước chỉ còn ngang gối, nông dân rục rịch chuẩn bị làm đất sạ lúa đông xuân. Đây chính là thời điểm bà con khai thác nguồn cá đồng cuối mùa lũ rôm rả để làm khô, mắm bán trong dịp Tết.
Cả nước đang tập trung thực hiện 3 chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025, giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025, phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030. Hiện nay, kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV đang bàn luận dự thảo nghị quyết phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình MTQG về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 - 2035; phòng, chống ma túy đến năm 2030.
Với vị trí địa lý chiến lược, An Giang đang nổi lên như một điểm đến đầu tư hấp dẫn tại khu vực ĐBSCL. Tỉnh sở hữu nhiều lợi thế để phát triển bền vững, đặc biệt là tài nguyên du lịch (DL) phong phú, nguồn nhân lực dồi dào, môi trường đầu tư kinh doanh thông thoáng và kết cấu hạ tầng giao thông đồng bộ.
Núi Cấm (Thiên Cấm Sơn, TX. Tịnh Biên) cao khoảng 710m so mực nước biển, nằm ở trung tâm vùng Bảy Núi (Thất Sơn), có địa thế núi non hùng vĩ, vùng sơn địa đặc thù, độc đáo. Thời gian qua, cảnh quan môi trường, hệ thống cơ sở hạ tầng nơi đây được quan tâm đầu tư xây dựng, tạo điều kiện thuận lợi phát triển du lịch (DL).