Tỷ giá trong nước
Ngày 17-7, Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với đô la Mỹ ở mức: 23.235 đồng (tăng 14 đồng). Tỷ giá tham khảo tại Sở giao dịch NHNN hiện mua vào ở mức 23.175 đồng (không đổi) và bán ra ở mức 23.882 đồng (tăng 9 đồng).
Các ngân hàng thương mại giữ tỷ giá ngoại tệ đồng đô la Mỹ phổ biến ở mức 23.110 đồng (mua) và 23.280 đồng (bán).
BIDV và Vietinbank niêm yết tỷ giá ở mức: 23.120 đồng/USD và 23.300 đồng/USD. Vietcombank: 23.110 đồng/USD và 23.280 đồng/USD. ACB: 23.110 đồng/USD và 23.260 đồng/USD.
Tỷ giá ngoại tệ
Tỷ giá quốc tế
Chỉ số US Dollar Index (DXY), đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt (EUR, JPY, GBP, CAD, SEK, CHF) giao dịch ở mức 96,06 điểm, giảm nhẹ 0,05%.
Tình hình kinh tế hiện nay cho thấy, lãi suất của Mỹ sẽ vẫn tiếp tục được giữ ở gần mức 0 trong một thời gian nữa, và điều này gây lo ngại cho giá trị của đồng USD. Một mối lo khác đến từ việc thâm hụt tài chính của nước Mỹ đang ngày càng lớn với nợ liên bang dự kiến sẽ đạt 101% GDP trong năm nay.
Chính phủ Mỹ đang tăng cường vay mượn để tài trợ cho các chương trình kích thích lớn trong việc thúc đẩy nền kinh tế. Thâm hụt ngân sách tháng 6 đã tăng lên 864 tỷ USD và thâm hụt tài khoản vãng lai cũng tăng lên một cách đáng kể. Nước Mỹ đang chi tiêu nhiều hơn cho hàng hóa, dịch vụ và đầu tư ra nước ngoài.
Đồng USD sẽ suy yếu trong khoảng thời gian từ nay đến bầu cử Tổng thống Mỹ vào tháng 11/2020, theo dự báo của chuyên gia về thị trường tiền tệ tại tổ chức Macquaire. Ông cho biết ông bi quan về triển vọng của đồng USD.
Theo CNBC trích dẫn nghiên cứu của chuyên gia về thị trường tiền tệ ông Gareth Berry, tổ chức Macquaire khá bi quan về triển vọng của đồng USD. Macquaire cho rằng đồng USD sẽ suy yếu toàn diện cho đến cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ vào tháng 11/2020.
Đồng yên Nhật và đồng euro có thể coi như lựa chọn thay thế cho đồng USD, theo ông Berry. Ông nhấn mạnh rằng đồng yên có thể sẽ leo lên ngưỡng 102 yên/USD trước tháng 11/2020.
Áp lực giảm phát dường như đã giảm đáng kể đối với Nhật Bản kể từ khi chính sách kinh tế Abenomics được đưa ra vào tháng 12/2012.
Tuy nhiên, trong nền kinh tế Nhật Bản hiện nay, nguồn thu nhập chủ yếu đến từ lương. Khi giá cả tổng hợp, bao gồm cả giá cả lương thực và năng lượng sụt giảm, tiền lương cũng giảm theo. Khi giá cả tăng, tiền lương không tăng theo kịp và dẫn đến tình trạng giảm phát tiền lương.
Theo ĐÔNG SƠN (Vietnamnet)