Những ngày trước Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, các hộ trồng hoa tất bật với những công đoạn cuối cùng, với hy vọng hoa nở đúng vào dịp Tết. Vụ hoa Tết là vụ mùa quan trọng trong năm, với hy vọng về một cái Tết ấm no, hạnh phúc.
Ca nhạc không chỉ là môn nghệ thuật giải trí được nhiều người hưởng ứng, tham gia, mà còn là món ăn tinh thần của người dân sau những giờ làm việc căng thẳng. Trong đó, âm nhạc đường phố được xuất phất từ sự tham gia của các giọng ca trẻ không chuyên, mang lại những trải nghiệm mới mẻ về không gian văn hóa mới giữa lòng thành phố, thu hút đông đảo sự quan tâm của người dân… Dù thời lượng phục vụ ngoài đường phố ngắn hơn so với trong khán phòng, khoảng 1 giờ, nhưng thời gian ấy mang lại nhiều cảm xúc cho người biểu diễn và người xem.
Chào Xuân Giáp Thìn 2024, Đài Truyền hình Việt Nam thực hiện nhiều chương trình trọng điểm, đề tài đa dạng cùng cách thể hiện sáng tạo, mới mẻ, không gian ghi hình mở rộng khắp các vùng miền đất nước và ở nước ngoài nhằm mang tới một thực đơn Tết phong phú, hấp dẫn trên các kênh sóng. Một điểm nhấn Tết này là loạt chương trình phát sóng đêm Giao thừa (tức ngày 9/2) như Gặp nhau cuối năm, Tự hào Thể thao Việt Nam, Vạn xuân, Tết nghĩa là hy vọng…
Sự xuất hiện của bộ phim lịch sử 'Hồng Hà nữ sĩ' cùng với 'Đào, phở và piano' trong 'đường đua' phim Tết vào 'phút 89' khiến nhiều người hâm mộ bất ngờ và thích thú.
Chợ hoa Tết là sự kiện được tổ chức thường niên hàng năm tại nhiều quận, huyện trên địa bàn TP Hồ Chí Minh đã trở thành nơi không ít nhà vườn, nghệ nhân trong và ngoài quận trưng bày, bán buôn và giao lưu, cũng như cung ứng hàng hóa tiêu dùng thiết yếu cho thị trường Tết Nguyên đán.
Năm ấy, tết đến sát rạt mà mình vẫn cứ lo lo. Nhà cửa thì ổn hết rồi, sắm sanh cũng tàm tạm. Duy chỉ còn một nỗi băn khoăn là ông cụ cùng xóm.
Trang Standard.co.uk cho rằng Tết nguyên đán ở Việt Nam thường gọi một cái tên rất giản dị là Tết.
Mùa Xuân đến, người Việt trở về với những nét đẹp văn hóa trong phong tục đón Tết của dân tộc. Theo thời gian, tục chơi chữ ngày Xuân đã có sự phát triển để bắt kịp yêu cầu cuộc sống hiện đại, nhưng vẫn giữ được tinh thần, hồn cốt của văn hóa Việt Nam.
Với người Việt, dù có đi đâu, làm gì thì ngày Tết cũng trở về quê cha đất tổ, thắp nén hương lên bàn thờ tiên tổ. Cũng vì thế, bàn thờ ngày Tết trở thành trung tâm của ngôi nhà, trở thành góc xuân rực rỡ và thiêng liêng hơn cả.
Là một trong các vùng du lịch trọng điểm của cả nước, Đồng bằng sông Cửu Long với nhiều nét đặc thù về hệ sinh thái, cảnh quan, văn hóa sông nước miệt vườn mang lại cho du khách những trải nghiệm, khám phá thú vị, đặc biệt vào dịp Tết đến, Xuân về.
Những ngày giáp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, các đơn vị, cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh Ninh Bình tổ chức nhiều hoạt động trải nghiệm ý nghĩa cho người dân, đặc biệt là trẻ em gắn với Tết cổ truyền. Việc tái hiện không gian Tết xưa mỗi dịp Tết đến, Xuân về nhiều năm gần đây được người dân hưởng ứng và tham gia tích cực. Đây là dịp để mỗi người có cơ hội trải nghiệm, hoài niệm về ngày Tết cổ truyền của dân tộc, góp phần giáo dục văn hóa truyền thống cho thế hệ trẻ.
Như một người vừa tỉnh giấc vào buổi sớm mai, ngó ra ngỡ ngàng thấy tết đang chậm bước về trước ngõ.
Thời gian bốn mùa trôi nhanh như gió. Mới hôm nào tôi còn ngồi trong căn nhà cũ ăn mứt gừng, uống trà thơm bên nội; mới hôm nào tôi lang bạt chốn thị thành, vẩn vơ nuối tiếc về những ngày sum vầy se nồng không khí tết; mà nay lại sắp sửa đón một mùa xuân sang. Lòng tôi lâng lâng. Cận tết nên đường phố thơ mộng hẳn, trên con xe nhỏ hằng ngày, tôi vẫn chạy đến cơ quan rồi trở về nhà, tôi thấy tim mình thênh thang. Hoa mai phương Nam đã bắt đầu bung nở. Hoa đào phương Bắc được vận chuyển vào cũng đã hé những nụ búp đầu tiên, làm quen với không khí ấm áp chứ không quá rét như miền Bắc, nhuộm hồng góc phố.
Tối 3/2, Trung tâm Hoạt động văn hoá, khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám khai mạc Hội chữ Xuân Giáp Thìn 2024 và Triển lãm thư pháp “Hiếu học” tại khu vực Hồ Văn.
Podcast Truyện ngắn - Tản văn được phát trên Báo An Giang online. Sau đây, mời quý vị và các bạn cùng lắng nghe tác phẩm “Thềm nhà có hoa” của tác giả Hồ Tuyền đăng trên Báo Bình Phước đăng trên Báo Bình Phước, qua giọng đọc của Anh Thy.
Tết ông Công, ông Táo là ngày lễ quan trọng trong năm, trước ngày Tết Nguyên đán. Ngày Tết ông Công, ông Táo (23 tháng Chạp, âm lịch) năm nay nhằm thứ sáu (ngày 2/2/2024 dương lịch). Vì là ngày cuối tuần nên các gia đình có thể chuẩn bị những mâm cúng chu đáo, để tiễn ông Công, ông Táo về trời trước 12 giờ trưa. Cũng có nhiều gia đình chọn cúng trước ngày chính.
Chiều 1/2 (tức ngày 22 tháng Chạp), Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành Nhà Hồ (huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa) đã tái hiện nghi lễ thượng nêu (dựng cây nêu) theo phong tục của Vương triều Hồ vào ngày Tết Nguyên đán.
Podcast Truyện ngắn - Tản văn được phát trên Báo An Giang online. Sau đây, mời quý vị và các bạn cùng lắng nghe tác phẩm “Tết trong ta là cha mẹ” của tác giả Hoàng Anh Tú đăng trên Báo Người Đưa Tin, qua giọng đọc của Anh Thy.
Thông tin từ Công ty Văn hóa và Truyền thông Nhã Nam cho biết, ngày 5/2, tại Phố sách Hà Nội, đơn vị và Quỹ đổi mới sáng tạo VinIF phối hợp tổ chức ra mắt cuốn sách "Địa lý hành chính và tập quán của người Việt" của một trong những học giả lớn hàng đầu của Việt Nam trong thế kỷ XX - Nguyễn Văn Huyên (1905 - 1975).
Từ thuở ấu thơ, mỗi người dân Việt Nam đều được nghe kể về truyền thuyết “Con rồng cháu tiên”, như một cách giải thích về cội nguồn dân tộc để thêm tự hào về “dòng máu Lạc Hồng”. Chính từ cội nguồn ấy, trải qua 4.000 năm văn hiến, trong tâm thức và văn hóa của người Việt Nam hình tượng con rồng luôn có vị trí đặc biệt.