Theo trang CBS, các quan chức y tế cho biết cho đến nay, biến chủng JN.1 vẫn chưa gây ra các triệu chứng khác hoặc nghiêm trọng hơn so với các biến chủng trước đó.
Người dân Singapore được khuyến cáo đeo khẩu trang trong không gian kín đông người Ảnh: STRAITS TIMES
Tuy nhiên, WHO cho biết "mức độ lây lan ngày càng nhanh chóng" của JN.1 ở nhiều nơi trên thế giới đủ để đảm bảo việc tách biến chủng này khỏi nhánh BA.2.86. BA.2.86 cũng là một VOI. Đây là cấp độ phân loại thấp hơn "biến chủng gây lo ngại" như chủng gốc Alpha, Delta, Omicron gốc.
"Số ca mắc liên quan đến JN.1 tiếp tục được ghi nhận ở nhiều quốc gia và mức độ phổ biến của biến chủng này đang gia tăng nhanh chóng trên toàn cầu", Tổ chức Y tế thế giới (WHO) viết.
Biến chủng cần quan tâm (VOI)
JN.1 hiện được xem như một phần của nhánh BA.2.86, một chủng đột biến cao lần đầu tiên khiến các nhà khoa học lo lắng về khả năng lây lan mạnh trong mùa hè. BA.2.86 từng được WHO coi là "biến chủng cần quan tâm" vào tháng 8 năm nay.
"Biến chủng cần quan tâm" là danh mục xếp thấp hơn so với "biến chủng quan tâm" - đáng lo ngại nhất. Cho đến nay, WHO chưa tuyên bố nâng bất kỳ biến chủng mới nào lên ngưỡng "quan ngại", mà chỉ cảnh báo loại biến chủng này gây ra nguy cơ lây lan gia tăng đáng kể đối với sức khỏe cộng đồng, kể từ khi phân loại các biến thể Omicron ban đầu vào năm 2021.
WHO định nghĩa các biến chủng cần quan tâm là các chủng đáng lo ngại để kích hoạt các cuộc điều tra tăng cường tại các quốc gia, cụ thể là nghiên cứu trong phòng thí nghiệm và điều tra thực địa về nguy cơ bùng phát của biến chủng.
Đầu tiên, theo WHO, các biến chủng cần quan tâm sẽ có những thay đổi di truyền, cụ thể là khả năng làm thay đổi một đặc điểm chính của virus như khả năng lây truyền hoặc tính hiệu quả của các phương pháp điều trị cũng như vắc xin. Sau đó, chủng virus này có thể phát triển theo hướng trở thành "nguy cơ mới nổi đối với sức khỏe cộng đồng toàn cầu".
"Chúng tôi sẽ sử dụng chữ cái Hy Lạp để đặt tên cho một biến chủng đáng lo ngại và chúng tôi sẽ không ngần ngại sử dụng những chữ cái Hy Lạp đó nếu cần thiết", bà Maria Van Kerkhove của WHO cho biết vào tháng 8.
Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) cũng sử dụng một hệ thống tương tự nhưng riêng biệt để phân loại các biến chủng dựa trên rủi ro cụ thể đối với người Mỹ, vốn cho đến nay vẫn chưa phân loại JN.1 là "biến chủng cần quan tâm".
Các triệu chứng của JN.1 có giống với các biến thể COVID khác không?
Các quan chức y tế cho biết các triệu chứng có vẻ giống như những gì chúng ta đã thấy ở các chủng virus khác.
"Các loại triệu chứng và mức độ nghiêm trọng thường phụ thuộc nhiều hơn vào khả năng miễn dịch và sức khỏe tổng thể của một người hơn là biến chủng nào gây ra nhiễm trùng", CDC cho biết.
WHO khẳng định dữ liệu ban đầu từ Bỉ và Singapore cho thấy JN.1 có thể dẫn đến nguy cơ nhập viện tương tự hoặc thấp hơn. Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) cũng ghi nhận trong một báo cáo ngày 8/12 rằng "hiện chưa có dấu hiệu nào cho thấy mức độ nghiêm trọng gia tăng từ JN.1 vào thời điểm này".
Tuy nhiên, WHO khẳng định các đột biến của JN.1 dường như đủ để vượt qua các chủng khác trong việc trốn tránh khả năng phòng vệ miễn dịch của cơ thể, đẩy nhanh quá trình lây nhiễm vào thời điểm mà các ca bệnh được dự đoán sẽ gia tăng do Covid-19 cùng với các mối đe dọa hô hấp mùa đông khác như cúm và RSV.
WHO khẳng định dựa trên các đặc điểm di truyền, JN.1 có thể sở hữu một số lợi thế kháng nguyên để "trốn tránh khả năng miễn dịch" trước đó.
Số ca mắc liên quan đến JN.1
Các thống kê do CDC công bố hồi đầu tháng này cho thấy JN.1 hiện là chủng phát triển nhanh nhất ở Mỹ, cứ 5 người nhiễm bệnh thì có 1 trường hợp liên quan đến JN.1 ở Mỹ. CDC nhấn mạnh biến chủng này đang trên đà trở thành biến chủng thống trị trên khắp nước Mỹ.
Sự gia tăng của JN.1 diễn ra cùng lúc với xu hướng bùng phát dịch bệnh Covid-19 ở Mỹ. Thống kê sự lây lan ghi nhận cao hơn mức đã thấy vào tháng 10 sau làn sóng cuối mùa hè, nhưng vẫn dưới mức đỉnh so với đỉnh điểm của đợt lây lan vào mùa đông năm ngoái trong dịp Năm mới.
Các khu vực khác đã chứng kiến tỷ lệ nhiễm Covid-19 trong phòng cấp cứu giảm khi so sánh với mức độ lây nhiễm cúm gia tăng. CDC báo cáo tình trạng Covid-19 vào ngày 15/ 12 như sau: "Tỷ lệ xét nghiệm dương tính, số lượt đến khoa cấp cứu và nhập viện vẫn tăng cao trên cả nước".
Bên cạnh đó, CDC cũng ghi nhận các loại vắc xin Covid-19 cập nhật trong mùa này "dự kiến sẽ tăng cường nhằm tăng khả năng bảo vệ chống lại JN.1 cũng như đối với các biến chủng khác.
Theo Tổ Quốc