“Xanh hóa” sản phẩm, doanh nghiệp dễ dàng vào được kênh phân phối

19/07/2024 - 10:01

Nỗ lực đầu tư, chuẩn hóa sản phẩm từ nguồn nguyên liệu là giải pháp để các các doanh nghiệp sản xuất đưa sản phẩm dễ dàng vào được các kênh phân phối uy tín trên cả nước.

Các siêu thị đòi hỏi cao về chất lượng sản phẩm.

Các siêu thị đòi hỏi cao về chất lượng sản phẩm.

Siêu thị sẵn sàng phân phối các sản phẩm đạt chuẩn

Là doanh nghiệp sản xuất trong ngành chế biến thực phẩm, để hướng đến phát triển bền vững, thời gian qua, Nestle Việt Nam đưa ra mô hình phát triển bền vững, tái sinh, tập trung vào chống biến đổi khí hậu, thu mua có trách nhiệm, có bộ nguyên tắc tiêu chí thu mua, làm sao toàn bộ chuỗi cung ứng giảm phát thải nhất và thực hiện nông nghiệp tái sinh, bảo tồn nguồn nước, phát triển bao bì bền vững…

Bà Lê Thị Hoài Thương, Quản lý Đối ngoại cấp cao Nestle Việt Nam, chia sẻ, Nestle Việt Nam là doanh nghiệp đầu tiên ở Việt Nam chuyển đổi 100% ống hút cho sản phẩm uống liền từ nhựa dùng 1 lần bằng ống hút giấy từ nguồn trồng rừng bền vững. Việc phát triển bền vững sẽ đem lại giá trị đích thực cho doanh nghiệp và người tiêu dùng. Đây cũng là lý do giúp các sản phẩm dễ dàng được các kênh phân phối cả trong và ngoài nước chấp nhận.

Hiệu quả mang lại sau khi ứng dụng khoa học và công nghệ, cơ giới hóa tại vùng nguyên liệu mía của công ty đó là: Khai thác tối đa lượng đường trong nguyên liệu mía “chín”; nguyên liệu mía được kiểm soát “chín - tươi - sạch”; bảo đảm an toàn thực phẩm từ khâu đốn chặt đến khi đưa về nhà máy đưa vào sản xuất. Từ đó, sản phẩm ra thị đường cũng bảo đảm an toàn từ nguồn nguyên liệu đến thành phẩm.

Ông Huỳnh Thanh Hiệp

Đồng ý kiến, ông Huỳnh Thanh Hiệp, Trưởng Phòng KCS, Công ty CP Đường Quãng Ngãi, cho biết, để nâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm, Đường Quảng Ngãi đã đẩy mạnh đưa thiết bị cơ giới hóa trong quá trình làm đất, trồng, bón phân, chăm sóc và thu hoạch mía; đầu tư thiết bị, công nghệ hiện đại trong sản xuất các sản phẩm sau đường; ứng dụng phần mềm trong chuỗi sản phẩm, quản lý sản xuất-kinh doanh… Đồng thời, chất lượng sản phẩm được kiểm soát bảo đảm theo tiêu chuẩn quốc tế như kiểm soát bảo đảm an toàn thực phẩm theo FSSC 22000…

“Hiệu quả mang lại sau khi ứng dụng khoa học và công nghệ, cơ giới hóa tại vùng nguyên liệu mía của công ty đó là: Khai thác tối đa lượng đường trong nguyên liệu mía “chín”; nguyên liệu mía được kiểm soát “chín - tươi - sạch”; bảo đảm an toàn thực phẩm từ khâu đốn chặt đến khi đưa về nhà máy đưa vào sản xuất. Từ đó, sản phẩm ra thị đường cũng bảo đảm an toàn từ nguồn nguyên liệu đến thành phẩm”, ông Huỳnh Thanh Hiệp cho biết.

Đây là hai minh chứng cho hiệu quả của việc đầu tư cho sản xuất xanh, sạch của doanh nghiệp đã giúp sản phẩm dễ dàng vào được các kênh phân phối, đặc biệt là các siêu thị lớn.

Siêu thị, trung tâm thương mại là kênh phân phối rất phổ biến, thu hút một lượng người tiêu dùng cao đến mua sắm hàng ngày. Tuy nhiên, để hàng hóa vào được hệ thống này không dễ dàng. Bên cạnh đạt các tiêu chuẩn theo quy định, các sản phẩm xanh, hướng tới tiêu dùng bền vững sẽ được ưu tiên vào hệ thống các kênh phân phối này.

Ông Park Chang Lyul, Giám đốc Vận hành LOTTE Mart Việt Nam, chia sẻ thêm, các mặt hàng tươi sống bày bán tại hệ thống siêu thị LOTTE Mart đều phải đạt các tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP, và phải trải qua quy trình kiểm tra chất lượng chặt chẽ từ khâu đầu vào đến khâu trưng bày trên quầy, lấy mẫu định kỳ hoặc ngẫu nhiên để kiểm tra. Đối với từng khâu, LOTTE Mart sẽ có những bộ phận kiểm soát và quy trình riêng để kiểm soát chất lượng.

Theo bà Nguyễn Thị Mai Phương, Giám đốc Thương mại ngành hàng, Tập đoàn Central Retail (Siêu thị GO!, BIG C, Top Market), bên cạnh hoạt động trọng yếu là bán lẻ là phát triển kinh doanh, Central Retail rất chú trọng phát triển tiêu dùng xanh, tiêu dùng bền vững. Siêu thị với hơn 30.000 sản phẩm đã có sự chuyển biến rõ rệt, có nhiều hơn sản phẩm xanh, bao bì xanh ở nhiều ngành hàng… Đây là bước ngoặt lớn thể hiện nỗ lực của doanh nghiệp trong làm việc với các nhà cung cấp. Theo bà Phương, hiện nay, người tiêu dùng đã sẵn sàng chi tiêu cho tiêu dùng xanh, chung tay cùng doanh nghiệp tham gia các chương trình không sử dụng túi ni-lông, sẵn sàng dùng thùng carton với đơn hàng lớn.

Bà Lê Việt Nga, Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước, Bộ Công Thương cho biết, theo quan sát của cơ quan quản lý, hiện các doanh nghiệp đều nhận thức được trách nhiệm của mình cũng như đồng thời thấy được thuận lợi khi sản xuất, kinh doanh các sản phẩm an toàn. Khi kinh doanh an toàn thực phẩm, kinh doanh những mặt hàng thân thiện với môi trường thì chúng ta đã có được "tệp" khách hàng rất ưu ái. Người tiêu dùng cũng nhận thức được vấn đề tiêu dùng xanh và ngày càng dành ưu tiên cho các sản phẩm này.

Cơ hội vào siêu thị rất lớn, nhưng…

Theo đại diện các siêu thị lớn, hiện nay, nhu cầu hàng hóa tại các siêu thị là rất lớn, song, doanh nghiệp sản xuất phải đáp ứng được các yêu cầu của thị trường.

“Xanh hóa” sản phẩm, doanh nghiệp dễ dàng vào được kênh phân phối ảnh 2

Sản xuất xanh là yếu tố quan trọng giúp sản phẩm Vinasoy của Đường Quảng Ngãi vào được các kênh phân phối.

Đơn cử, ông Park Chang Lyul chia sẻ, Lotte Mart Việt Nam không ngừng tìm kiếm các nhà cung cấp trong nước đáp ứng đủ điều kiện, tiêu chuẩn để đa dạng hơn các mặt hàng. Để trở thành nhà cung ứng cho Lotte Mart Việt Nam, theo ông Park Chang Lyul, các nhà cung cấp cần đầu tư hơn vào mẫu mã bao bì sản phẩm, kiểu dáng công nghiệp để bắt kịp sự thay đổi của thị trường và tạo hiệu ứng cho người tiêu dùng.

Bên cạnh đó, chú trọng vào vấn đề nguồn gốc xuất xứ và chất lượng sản phẩm, một trong những yếu tố giúp đưa hàng vào siêu thị dễ hơn. Việc sử dụng tem truy xuất hàng hóa dưới dạng QR code sẽ giúp bảo vệ và khẳng định chất lượng sản phẩm của các nhà cung cấp.

Yếu tố quan trọng để thu hút người tiêu dùng là độ đồng đều chất lượng hàng hóa, bảo đảm đủ sản lượng cung cấp và giữ được sản phẩm tươi ngon khi vận chuyển đến siêu thị.

Ngoài ra, yếu tố quan trọng để thu hút người tiêu dùng là độ đồng đều chất lượng hàng hóa, bảo đảm đủ sản lượng cung cấp và giữ được sản phẩm tươi ngon khi vận chuyển đến siêu thị. Vấn đề này hiện nay nhiều nhà cung ứng Việt Nam gặp khó khăn trong việc bảo đảm thời gian giao hàng, bị chậm trễ hoặc thiếu hàng, hay hàng hóa không đạt đủ điều kiện giao nhận.

Để tạo điều kiện cho doanh nghiệp sản xuất, ông Huỳnh Thanh Hiệp kiến nghị với Bộ Công thương và các cơ quan quản lý nhà nước nhằm kết nối thực phẩm an toàn trong hệ thống phân phối.

Theo ông Huỳnh Thanh Hiệp, cần nâng cao hiệu quả của công tác kiểm tra, giám sát an toàn thực phẩm, hỗ trợ các doanh nghiệp thực phẩm để xây dựng môi trường sản xuất thực phẩm an toàn của Việt Nam, để người tiêu dùng Việt Nam tin tưởng, yên tâm khi sử dụng các sản phẩm chế biến, nâng cao chất lượng cuộc sống để có thời gian cho phát triển kinh tế, xã hội.

Bên cạnh đó, cần tăng cường hợp tác quốc tế để mở rộng thị trường xuất khẩu cho các sản phẩm thực phẩm Việt Nam.

Theo Nhân Dân