1. Đặt báo thức nhiều lần
Không có gì thú vị bằng một vài phút ngủ nướng giữa các lần báo thức.
Nhưng chuyên gia giấc ngủ Timothy Morgenthaler chia sẻ với tờ Business Insider rằng, “hầu hết các chuyên gia về giấc ngủ đều cho rằng báo thức lại không phải là một ý kiến hay”.
Một phần lý do là vì, nếu bạn chìm vào giấc ngủ sâu một lần nữa thì bạn lại bị đánh thức giữa chừng. Và lúc đó bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi thay vì sảng khoái.
2. Kiểm tra email ngay sau khi tỉnh giấc
Nếu bạn để điện thoại trong tầm với của mình khi ngủ thì bạn sẽ rất dễ dàng ôm lấy chiếc điện thoại khi thức giấc. Kết quả là bạn sẽ lướt qua hộp thư của mình một cách vô thức.
Đừng làm như thế.
Julie Morgenstern – tác giả cuốn sách “Đừng bao giờ kiểm tra email vào buổi sáng” chia sẻ với tờ The Huffington Post rằng, nếu bạn bắt đầu buổi sáng theo cách này, “bạn sẽ không bao giờ hồi phục”.
“Những yêu cầu, những gián đoạn, những bất ngờ không mong đợi, những lời nhắc nhở và những rắc rối sẽ không bao giờ kết thúc” – bà nói. Morgenstern khuyên rằng, bạn bên đợi đủ 1 giờ đồng hồ sau khi thức dậy, rồi mới kiểm tra email.
3. Uống cà phê để sẵn sàng làm việc
Nếu bạn nghĩ rằng mình không thể bắt đầu công việc cho đến khi bạn được uống một cốc cà phê thì hãy nghĩ lại.
Cơ thể bạn tự động sản sinh ra một lượng hormone chống căng thẳng tên là cortisol có tác dụng điều chỉnh năng lượng trong khoảng từ 8 tới 9 giờ sáng. Vì thế, với hầu hết mọi người, thời gian tốt nhất để uống cà phê là 9 giờ 30 phút sáng.
Nếu bạn uống cà phê vào thời điểm trước đó, cơ thể bạn sẽ bắt đầu điều chỉnh bằng cách sản sinh ít cortisol hơn vào sáng sớm. Điều đó có nghĩa là bạn đang tạo ra chính vấn đề mà bạn lo sợ.
4. Không ăn sáng
Chuyên gia dinh dưỡng Lisa DeFazio từng nói rằng, bữa ăn đầu tiên trong ngày giúp khởi động quá trình trao đổi chất của bạn và bổ sung lượng đường trong máu để bạn có thể tập trung và làm việc hiệu quả suốt thời gian còn lại trong ngày. Nếu không ăn sáng, bạn có thể cảm thấy cáu kỉnh và khó tập trung.
5. Đi làm muộn
Một nghiên cứu được trích dẫn bởi tờ The Huffington Post cho thất, những người đi làm muộn thường kém tận tuỵ và đạt hiệu suất làm việc thấp hơn ngay cả khi họ kết thúc ngày làm việc muộn hơn.
6. Làm việc dễ nhất trước
Việc giải quyết những nhiệm vụ khó khăn nhất đầu tiên là rất hợp lý, vì bạn không bao giờ biết sau đó sẽ có những việc gì phát sinh.
Một số người gọi cách làm này là “ăn ếch” theo một câu nói của Mark Twain: “Hãy ăn con ếch sống trước tiên vào buổi sáng và sẽ chẳng có gì tồi tệ hơn xảy ra với bạn trong suốt thời gian còn lại trong ngày”.
7. Cố gắng phản hồi tất cả email
Nếu bạn thuộc kiểu người muốn đọc và phản hồi toàn bộ email trong hộp thư, chúng tôi hiểu điều đó.
Nhưng hãy xem xét việc chỉ trả lời những việc quan trọng và khẩn cấp. Chuyên gia sắp xếp thời gian, tác giả sách Laura Vanderkam khuyên rằng, việc phản hồi toàn bộ email sẽ khiến bạn mất thời gian và năng lượng mà đáng ra nên dành cho những nhiệm vụ khác.
8. Ăn trưa tại bàn làm việc
Các nghiên cứu cho thấy rằng việc ăn trưa cùng đồng nghiệp có thể tạo nên mối liên kết, thậm chí có thể cải thiện hiệu suất làm việc.
Ngoài ra, việc nghỉ ngơi dưới bất kỳ hình thức nào cũng có thể giúp bạn phục hồi và tăng năng suất làm việc.
9. Nghe nhạc trong khi làm việc
Có thể bạn nghĩ rằng mình sẽ làm việc hiệu quả hơn khi được nghe nhạc lúc làm việc, nhưng thực ra không phải như thế.
Nhà khoa học thần kinh kiêm nhạc sĩ Daniel Levitin từng trích dẫn một nghiên cứu cho thấy rằng, trong hầu hết trường hợp, hiệu suất làm việc trong các công việc sử dụng trí óc bị ảnh hưởng đáng kể khi bạn nghe nhạc.
Trừ khi bạn đang làm một công việc lặp đi lặp lại đơn điệu như lái xe, hay làm việc theo dây chuyền thì nghe nhạc sẽ giúp bạn cải thiện tinh thần.
Ông Levitin nói rằng, tốt nhất là nghe nhạc từ 10-15 phút trước khi bạn bắt đầu tập trung làm việc. Việc đó sẽ giúp bạn cải thiện tâm trạng và thư giãn.
10. Bỏ qua giờ thể dục
Đôi khi bạn có một ngày làm việc mệt mỏi và tất cả những gì bạn muốn làm là thay bộ đồ ngủ, ăn suất ăn mua sẵn, xem một bộ phim.
Nhưng nếu bạn dành một chút thời gian cho việc vận động, cơ thể và tinh thần sẽ cảm ơn bạn rất nhiều. Vận động giúp giảm triệu chứng lo lắng và trầm cảm, giúp xương chắc khoẻ hơn, giảm nguy cơ mắc bệnh tim và giảm cân dễ dàng hơn.
11. Ăn tối quá muộn
Ăn tối quá muộn có thể ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ và khả năng duy trì cân nặng hợp lý của bạn.
Tốt nhất là bạn nên ngừng ăn (kể cả ăn vặt) trước giờ đi ngủ khoảng 3 tiếng.
Nếu bạn vẫn thấy đói vào ban đêm, bạn nên thử ăn nhiều calo hơn vào ban ngày.
12. Dành nhiều giờ trên mạng xã hội vào buổi tối
Lướt mạng xã hội có vẻ sẽ giúp bạn thư giãn sau một ngày làm việc dài. Nhưng nghiên cứu cho thấy sử dụng Facebook thụ động – tức là chỉ đọc các cập nhật của mọi người, mà không đăng bất cứ điều gì hay nhắn tin cho bất kỳ ai – có thể khiến chúng ta rơi vào tâm trạng khó chịu. Bởi vì chúng ta sẽ rất dễ ghen tị với những kỳ nghỉ tuyệt vời, những chú cún đáng yêu mà bạn bè đang khoe trên đó.
13. Kiểm tra email trước giờ đi ngủ
Sử dụng bất kỳ thiết bị công nghệ nào trước giờ đi ngủ cũng sẽ làm giảm sút chất lượng giấc ngủ của bạn. Áng sáng phát ra từ các thiết bị này có thể cản trợ việc sản xuất hormone melatonin, khiến bạn khó đi vào giấc ngủ hơn.
Nếu bạn gặp khó khăn trong việc bỏ thói quen này, hãy làm thử theo lời khuyên này: mỗi buổi tối hãy đặt ưu tiên cho một việc, ví dụ như tham gia lớp học gym, gọi cho một người bạn, hay đọc chương đầu tiên của một cuốn tiểu thuyết.
Theo ĐĂNG DƯƠNG (Vietnamnet)