9 sai lầm cha mẹ cần tránh khi chăm con

10/10/2020 - 07:45

Nhiều cặp vợ chồng trẻ không biết phải làm gì hoặc phải cư xử như thế nào khi có em bé trong gia đình. Dưới đây là một số điều cha mẹ cần tránh để không gây hại cho trẻ.

Luôn bảo vệ em bé không bị cảm lạnh

Các bác sĩ cho rằng, cảm lạnh là bình thường đối với trẻ em. Mỗi khi cơ thể của trẻ chiến thắng nhiễm trùng, nó sẽ hình thành khả năng miễn dịch. Điều bạn cần chú ý là trẻ hồi phục nhanh như thế nào (phải từ 7-8 ngày) và không có bất kỳ biến chứng nào.

Cắt móng tay của em bé quá sát

Việc nhiều người bị móng chân, móng tay quặp có thể do sai lầm từ thời thơ ấu. Nên cắt móng tay hơi tròn, tránh cắt sát để dẫn đến tình trạng móng tay, móng chân mọc quặp.

Dùng địu, xe trẻ em không đúng cách

Nhiều loại địu và xe đưa rất phù hợp để giúp cha mẹ được rảnh tay. Nhưng không phải ai cũng biết rằng những thiết bị này có thể gây hại nếu em bé được đặt vào không đúng cách.

Địu con trong tư thế đứng khiến áp lực dồn vào mông và khớp háng. Sai lầm này dẫn đến địa đệm bị phẳng. Trẻ có nguy cơ gặp vấn đề về xương chậu và các rối loạn nghiêm trọng khác.

Coi núm vú giả là một thứ có hại

Ý kiến ​​cho rằng, núm vú giả có hại. Tuy nhiên núm vú giả lại thỏa mãn phản xạ mút của trẻ và giảm nguy cơ trẻ đưa thứ gì đó bẩn hoặc nguy hiểm vào miệng. Đồng thời, núm vú giả không làm sai lệch răng hoặc dẫn đến các vấn đề về răng miệng.

Nghĩ rằng em bé chỉ có một thóp

Nhiều bậc cha mẹ có con sơ sinh luôn lo sợ sẽ làm tổn thương thóp. Thậm chí người ta truyền tai nhau rằng não của một đứa trẻ nhỏ có thể bị tổn thương nếu bạn tương tác với thóp bằng cách nào đó.

Thóp (hay điểm mềm) là vị trí trên đầu của trẻ sơ sinh được bao phủ bởi mô dày và là nơi kết hợp một số xương của hộp sọ. Nhờ xương hộp sọ có thể di chuyển, đầu của em bé thay đổi hình dạng và có thể chui qua ống sinh hẹp.

Về cơ bản, cha mẹ chỉ biết về một điểm yếu trên đầu. Tuy nhiên, thực tế có 6 điểm. 4 cái nhỏ nhất đóng trước khi sinh hoặc trong 3 ngày đầu sau sinh. Khi trẻ chào đời, chúng có thêm 2 điểm mềm “mở” là trán và chẩm. Đó là lý do tại sao cha mẹ nên cẩn thận với cả hai thóp này. Đồng thời, cần hiểu rằng chải đầu, lau khô bằng khăn cũng như hôn sẽ không gây hại cho trẻ.

Ép con ăn

Khi một đứa trẻ đói, chúng sẽ yêu cầu cha mẹ cho chúng ăn. Không có cảm giác thèm ăn có thể do một số lý do, chẳng hạn như viêm dạ dày, khó tiêu... Một đứa trẻ từ chối ăn bởi vì chúng đã quá phấn khích trong khi đi bộ hoặc giải phóng nhiều năng lượng thần kinh, có thể dẫn đến khó tiêu. Nó thường kèm theo buồn nôn, nôn mửa, đau dạ dày và thở nặng nhọc. Một cách nhanh chóng để thoát khỏi chứng khó tiêu là kiêng ăn.

Không cho con tiếp xúc với động vật vì sợ vi khuẩn

Nếu cha mẹ có mục tiêu tăng cường hệ thống miễn dịch của con mình, họ nên nuôi một con chó. Người bạn 4 chân sẽ mang bụi bẩn vào nhà, đứa trẻ tiếp xúc với chất bẩn này và cơ thể chúng cuối cùng sẽ hình thành khả năng miễn dịch.

Đổ iốt hoặc hoặc thuốc Xanh methylene lên tất cả các vết thương

Iốt được sử dụng nhiều trong các gia đình có trẻ em. Nhưng cha mẹ hãy sử dụng chúng một cách thông minh. Chỉ nên xử lý các mép vết thương bằng iốt. Không nên băng ngay chỗ da có iốt hoặc băng chặt - đã có trường hợp người đến bệnh viện vì bỏng do iốt sau những hành động như vậy.

Một số chuyên gia khuyên bạn nên sử dụng các loại thuốc sát trùng nhẹ chứa iốt để tránh bị bỏng. Ngoài ra, điều quan trọng là không bôi iốt lên những nơi bị xỏ lỗ tai vì nó có thể phản ứng với kim loại.

Thuốc Xanh methylene được cho là chất khử trùng tốt (mặc dù chưa có nghiên cứu nào về nó). Điều quan trọng cần lưu ý là thuốc xanh không thích hợp cho vết thương sâu và có thể gây bỏng hóa chất nếu được bôi lên vết thương hở. Ngoài ra, mọi người nên tránh để loại thuốc này dây vào mắt.

Bế hoặc đung đưa em bé bằng cách nắm tay hoặc nách

Không được nâng trẻ bằng tay, cẳng tay hoặc nách. Bộ máy dây chằng của trẻ nhỏ còn yếu. Những trò chơi như vậy có thể dẫn đến việc lệch đầu hướng tâm, điều này sẽ hạn chế khả năng vận động của khớp của trẻ trong tương lai.

Theo NGỌC TRANG (Vietnamnet)