Tuyên dương tập thể, cá nhân thực hiện tốt Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị
Nhân rộng phong trào xã hội từ thiện hỗ trợ người nghèo
Huy động xã hội hóa xây cầu giao thông nông thôn.
Người dân, doanh nghiệp TP. Long Xuyên hỗ trợ máy ATM gạo cho người nghèo trong đợt dich COVID-19
Tuyên dương điển hình tiên tiến học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh giai đoạn 2018-2020.
Ở An Giang việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh có bước chuyển rõ nét và thành nền nếp trong sinh hoạt chi bộ, cơ quan, đơn vị, tạo sự chuyển biến trong việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức của cán bộ, đảng viên, góp phần giữ vững tư tưởng chính trị, củng cố niềm tin trong hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân.
Lựa chọn vấn đề trọng tâm, bức xúc, nội dung đột phá
Các cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội đưa việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh thành nội dung quan trọng trong chương trình, kế hoạch công tác hằng năm của địa phương, cơ quan, đơn vị. Từ đó, chủ động xây dựng kế hoạch hằng năm, trong đó, xác định những mục tiêu, việc làm cụ thể gắn với thực hiện các cuộc vận động, các phong trào thi đua yêu nước, với những nội dung thiết thực, như: thực hiện đạo đức công vụ, cải cách hành chính, vệ sinh môi trường, an ninh trật tự, khám, chữa bệnh, dạy và học… Bên cạnh đó, công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW được tiến hành nghiêm túc nhằm kịp thời biểu dương, khen thưởng các điển hình tiên tiến và đôn đốc, nhắc nhở, phê bình các tập thể, cá nhân chưa tích cực thực hiện. Đặc biệt, cấp ủy các địa phương, đơn vị còn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo gắn việc thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW với Chỉ thị số 15-CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về “Tăng cường kỷ luật, kỷ cương, nâng cao hiệu quả, chất lượng hoạt động của hệ thống chính trị trên địa bàn tỉnh” để nâng cao ý thức, trách nhiệm và khơi dậy khát vọng vươn lên của cán bộ, đảng viên trong việc hoàn thành nhiệm vụ chính trị được giao.
Ban Thường vụ Tỉnh ủy xác định nội dung đột phá trong thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW là sự nêu gương của cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp trong thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao gắn với xây dựng và thực hiện nghiêm các quy định, quy chế làm việc (trong đó, xác định rõ trách nhiệm cá nhân, nhất là người đứng đầu); đổi mới phương thức, phong cách, tác phong công tác và nâng cao chất lượng, hiệu quả lãnh đạo; lựa chọn vấn đề trọng tâm, nổi cộm, bức xúc để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo giải quyết; tăng cường kỷ luật, kỷ cương, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức; phát huy vai trò của nhân dân tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền.
Theo đánh giá của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, hầu hết các cấp ủy đã đổi mới phong cách, tác phong công tác gần dân, sát dân, lắng nghe, đối thoại với nhân dân; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, tiêu cực, tham nhũng; nâng cao tinh thần trách nhiệm, quyết liệt trong công việc, nói đi đôi với làm; xây dựng tinh thần đoàn kết. Sự nêu gương của cán bộ lãnh đạo, chỉ huy các cấp, đặc biệt là ở đơn vị cơ sở trong thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao; xây dựng và thực hiện nghiêm các quy định, quy chế làm việc, xác định rõ trách nhiệm cá nhân, tác phong công tác, nâng cao chất lượng, hiệu quả lãnh đạo; giữ vững đoàn kết nội bộ, đoàn kết quân dân. Đổi mới phong cách, tác phong công tác, sâu sát cơ sở, lắng nghe, tiếp thu ý kiến của cán bộ, chiến sĩ; chống bệnh thành tích, hình thức, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, tiêu cực, tham nhũng; xây dựng nhân cách của người quân nhân, xây dựng lực lượng vũ trang ngày càng vững mạnh, thực sự là lực lượng chính trị trung thành, bảo vệ Đảng, bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ nhân dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa.
Các cấp ủy, chính quyền lãnh đạo, chỉ đạo tăng cường tiếp xúc, gặp gỡ, lắng nghe ý kiến và giải quyết kịp thời những kiến nghị chính đáng của nhân dân; tiếp nhận và giải quyết đơn khiếu nại của người dân; kiềm chế tình hình tội phạm, tệ nạn xã hội ở địa phương; tăng cường kiểm tra, giám sát hằng năm, kịp thời ngăn chặn, giải quyết những vấn đề liên quan đến chính trị tư tưởng, đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên góp phần củng cố niềm tin của nhân dân đối với Đảng.
Các sở, ban, ngành, huyện, thị xã, thành phố, đơn vị tập trung xác định nội dung đột phá, tạo chuyển biến rõ nét như: việc thể chế các quy chế, quy định của Đảng và nhà nước ở các địa phương, cơ quan, đơn vị đã và đang được triển khai khẩn trương, nghiêm túc; rà soát, siết lại cơ chế quản lý, nhất là trên các lĩnh vực tài chính, tài sản công, tài nguyên môi trường, công tác cán bộ… Xây dựng đạo đức nghề nghiệp, đạo đức công vụ, nâng cao tinh thần phục vụ nhân dân, hệ thống cơ quan hành chính nhà nước liêm chính, trách nhiệm, hành động, phục vụ nhân dân. Cơ chế một cửa, một cửa liên thông ngày càng phát huy hiệu quả trong giải quyết hồ sơ, thủ tục hành chính nhanh chóng cho doanh nghiệp và người dân. Đổi mới tác phong, lề lối công tác, sát dân, sát cơ sở hơn, có tiến bộ hơn...
Công ty, doanh nghiệp xác định tập trung phát triển sản xuất, kinh doanh, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động; đề ra giải pháp, giải quyết vấn đề nổi cộm, bức xúc, tồn đọng nhiều năm: tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu; tăng năng suất, hiệu quả công việc; giải quyết các chế độ, chính sách cho người lao động; bảo hộ lao động; cải thiện bữa ăn giữa ca; các chế độ nghỉ dưỡng, thai sản...
Tổ chức Đảng trong lực lượng vũ trang, đẩy mạnh công tác tham mưu, đề xuất với cấp ủy, chính quyền địa phương xây dựng khu vực phòng thủ địa phương vững chắc, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.
Đi đầu tinh gọn bộ máy hoạt động hiệu lực, hiệu quả
Thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương (khoá XII) về “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”, An Giang đã ban hành Chương trình hành động, tiến hành chặt chẽ, từng bước để làm mục tiêu cần hướng tới. Tỉnh tập trung làm tốt công tác tư tưởng đối với đội ngũ cán bộ, đảng viên, tạo sự thống nhất về nhận thức và hành động trong hệ thống chính trị; quan tâm đúng mức lợi ích, nhất là chế độ, chính sách cho cán bộ kiêm nhiệm và cán bộ dôi dư sau khi sắp xếp, tinh gọn bộ máy; đề cao tính tiên phong, gương mẫu của lãnh đạo các địa phương, cơ quan, đơn vị, tạo sự lan tỏa tích cực trong đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức… Trong đó, đã thí điểm mô hình Bí thư cấp ủy đồng thời là Chủ tịch UBND cấp huyện, cấp xã; sáp nhập một số cơ quan tham mưu, giúp việc của cấp ủy với cơ quan chuyên môn của chính quyền cùng cấp tương đồng về chức năng, nhiệm vụ; thí điểm mô hình quản lý theo ngành dọc ở một số lĩnh vực có điều kiện; đẩy mạnh cơ chế tự chủ của các đơn vị sự nghiệp công lập…
Trong những năm qua, việc đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy trong hệ thống chính trị trên địa bàn tỉnh đã đạt được một số kết quả khá tích cực, đến nay, mô hình Bí thư chi bộ đồng thời là Trưởng khóm, ấp đã triển khai thực hiện thành công ở 888/888 khóm, ấp (đạt 100%); mô hình Bí thư cấp ủy đồng thời là Chủ tịch UBND cùng cấp đã thực hiện ở 132/156 xã, phường, thị trấn (đạt 75,64%); 4/11 đơn vị cấp huyện (TP. Long Xuyên, Châu Đốc, huyện Châu Phú và Tri Tôn). Các địa phương thực hiện mô hình Bí thư cấp ủy đồng thời là Chủ tịch UBND cấp huyện tiến hành hợp nhất Văn phòng cấp ủy với Văn phòng HĐND và UBND cấp huyện; hợp nhất Đảng bộ Khối Dân chính Đảng và Đảng bộ Khối Doanh nghiệp thành Đảng bộ Khối Cơ quan và Doanh nghiệp tỉnh; thực hiện mô hình Trưởng ban Tuyên giáo đồng thời là Giám đốc Trung tâm Bồi dưỡng chính trị cấp huyện ở 11/11 đơn vị, Trưởng ban Dân vận đồng thời là Chủ tịch UB MTTQVN ở 9/11 đơn vị... Qua đó, góp phần nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy trong phát huy quyền dân chủ, tạo sự thống nhất cao trong thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. Ðối với các đơn vị sự nghiệp, tỉnh đã sắp xếp tổ chức bộ máy, sáp nhập, hợp nhất, giảm 74 đơn vị sự nghiệp so với năm 2015, trong đó giảm 25 đơn vị sự nghiệp trực thuộc các sở, ban, ngành và tương đương, giảm 49 đơn vị sự nghiệp trực thuộc UBND cấp huyện…
Chuyển biến về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên
Các cấp ủy, tổ chức Đảng tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nghiêm túc Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) gắn với Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị, xác định nhiệm vụ trọng tâm, những vấn đề bức xúc, những việc cần làm ngay để tập trung giải quyết; phân công trách nhiệm, lộ trình cụ thể gắn với tăng cường kiểm tra, giám sát… Qua đó, các biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” được nhận dạng rõ hơn, giúp các cấp ủy và từng cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ chủ chốt tự tu dưỡng, rèn luyện và nghiêm túc sửa chữa, khắc phục khuyết điểm. Một số vụ việc phức tạp, bức xúc kéo dài được tập trung giải quyết dứt điểm, tạo sự đồng tình, tin tưởng trong cán bộ, đảng viên và nhân dân. Đối chiếu với các nội dung quy định trong Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII), phần lớn các tổ chức và cá nhân cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp, các ngành giữ vững lập trường chính trị, đạo đức, lối sống, an tâm công tác, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của địa phương, chưa có biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”.
Đến nay, việc rèn luyện, tu dưỡng đạo đức, lối sống, trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp được phát huy, có nhiều nỗ lực trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao và nâng cao ý thức, trách nhiệm phục vụ nhân dân, góp phần hoàn thành nhiệm vụ chính trị và phòng, chống suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống.
Các sở, ngành, địa phương chỉ đạo gắn nội dung học tập và làm theo Bác với thực hiện chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp, đạo đức công vụ và nhiệm vụ công tác thường xuyên để tạo sự chuyển biến tích cực trong nhận thức và hành động của tập thể và mỗi cán bộ, công chức, viên chức. Điển hình: Trung tâm Hành chính công tỉnh, bộ phận một cửa tại các địa phương, đơn vị đã từng bước nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác, được đông đảo quần chúng nhân dân hài lòng; đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, nhất là cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp đã thể hiện tốt trách nhiệm nêu gương cho cấp dưới, như: chấp hành nghiêm túc chỉ thị, nghị quyết của Đảng và chính sách, pháp luật của nhà nước; cải cách thủ tục hành chính; phát huy tinh thần trách nhiệm trong thực thi công vụ, tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp và người dân được tự do sản xuất, kinh doanh theo pháp luật; xây dựng phẩm chất đạo đức, lối sống lành mạnh; có tác phong cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư; khắc phục, ngăn ngừa bệnh thành tích, hình thức, phô trương; đẩy mạnh đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí và tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong các cơ quan hành chính nhà nước các cấp... góp phần nâng chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của tỉnh.
Bài, ảnh: HẠNH CHÂU
Kỳ 2: An Giang đứng đầu cả nước xã hội hóa xe chuyển bệnh miễn phí