Bất ngờ hiệu quả của tập thể dục trong điều trị và phòng chống ung thư
20/02/2024 - 08:32
Chúng ta có thể dựa vào việc tập thể dục để phòng chống ung thư không? Bí quyết để giảm tỷ lệ mắc và tử vong do ung thư hóa ra lại cực kỳ đơn giản.
AA
Từ năm 2010 đến năm 2019, số lượng tài liệu nghiên cứu về chủ đề "Tập thể dục và ung thư" tăng từ dưới 100 lên hơn 1000 tại Mỹ. Rõ ràng sự phát triển của lĩnh vực này đã đạt đến bước ngoặt quan trọng và cộng đồng khoa học cũng hiểu rõ ràng rằng sự vận động và tập thể dục có thể chống lại bệnh ung thư.
Năm 2005, nhà dịch tễ học của Đại học Harvard (Mỹ) Michelle Holmes lần đầu tiên xuất bản một bài báo xác nhận rằng việc vận động/tập thể dục có lợi cho bệnh nhân ung thư. Nghiên cứu này cũng trở thành một tài liệu kinh điển trong nghiên cứu dịch tễ học.
Tiến sĩ Holmes phân tích dữ liệu từ tài liệu Nghiên cứu Sức khỏe của Y tá (Nurses’ Health Study). Ông chỉ ra rằng những người sống sót sau ung thư vú hoạt động thể chất nhiều hơn. Cụ thể, những phụ nữ đi bộ 3-5 giờ/tuần giảm một nửa tỷ lệ tử vong do ung thư vú.
Năm sau đó, một bác sĩ chuyên khoa ung thư cũng đến từ Đại học Harvard, Jeffrey Meyerhardt xuất bản một bài báo tương tự về những người sống sót sau ung thư đại trực tràng.
Ông quan sát thấy người sống sót sau khi mắc ung thư đại trực tràng có hoạt động hàng tuần vượt quá số giờ trao đổi chất tương đương (MET-hour, đơn vị thời gian và cường độ tập thể dục, tương đương với 5 đến 6 giờ đi bộ mỗi tuần). Họ có tỷ lệ tử vong do ung thư thấp hơn tới 60%.
Cơ sở này không phải bây giờ mới phát hiện. Năm 1938, một nghiên cứu thuyết phục trên động vật chỉ ra tập thể dục có thể làm chậm sự phát triển của khối u ác tính - và ngay từ hơn 80 năm trước từng có bằng chứng về tác dụng chống ung thư của tập thể dục.
Vào những năm 1980, nhà khoa học điều dưỡng Maryl Winningham và Mary MacVicar thử nghiệm tập thể dục ngẫu nhiên có kiểm soát đầu tiên trên bệnh nhân ung thư và xuất bản bài báo đầu tiên vào năm 1988. Họ quan sát thấy việc đạp xe có tác động tích cực đến các triệu chứng và thành phần cơ thể của bệnh nhân ung thư vú có thực hiện việc tập thể dục.
Năm 1996, hai nhà khoa học nổi tiếng người Canada Christine Friedenreich và Kerry Courneya đã xem xét các nghiên cứu trước đây về tập thể dục cho bệnh nhân ung thư và tìm thấy bốn nghiên cứu thí điểm xuất sắc, trong đó bao gồm bài báo của Winningham và McVicar.
Năm 2005, họ thu thập tất cả các tài liệu thử nghiệm lâm sàng được xuất bản nhằm khám phá tác động của việc tập thể dục ở bệnh nhân ung thư và so sánh kết quả. Vào thời điểm đó, tổng cộng 22 thử nghiệm lâm sàng được tìm thấy, 5 năm sau, họ tìm kiếm lại với tiêu chí tương tự và tìm thấy số lượng bài báo gần như gấp ba lần.
Họ nhận thấy chúng ta đang ở giai đoạn đầu của làn sóng này, vì vậy chủ trì xuất bản ấn phẩm, trở thành khuyến nghị đầu tiên của Trường Y học Thể thao Mỹ (American College of Sports Medicine) về việc tập thể dục để chống lại bệnh ung thư.
Ngay sau đó, hai tổ chức ung thư quan trọng khác là Hiệp hội Ung thư Mỹ (American Cancer Society) và Mạng lưới Ung thư Toàn diện Quốc gia Mỹ cũng đưa ra khuyến nghị tương tự.
Mục đích chính của những khuyến nghị này là để nói với các bác sĩ ung thư và y tá rằng, thời đại yêu cầu bệnh nhân ung thư "nghỉ ngơi, thư giãn và không ép buộc bản thân" đã qua. Câu đầu tiên trong khuyến nghị được Trường Cao đẳng Y học Thể thao Hoa Kỳ đưa ra vào năm 2010 (và 2019) là "Nếu bạn muốn khỏe, hãy vận động".
Lĩnh vực này bắt đầu phát triển mạnh mẽ sau khi Hội y học thể thao xuất bản tài liệu Hướng dẫn toàn diện về tập thể dục phòng ngừa ung thư. Rõ ràng, sự phát triển của lĩnh vực này đạt đến một bước ngoặt quan trọng và cộng đồng khoa học cũng đã hiểu rõ ràng rằng sự vận động và tập thể dục có thể chống lại bệnh ung thư.
Năm đó, họ tổ chức một nhóm nghiên cứu lớn hơn, tuyển dụng những người ưu tú từ 17 tổ chức thể thao và ung thư trên khắp thế giới, bao gồm Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ và Viện Ung thư Quốc gia, với hy vọng cung cấp cho bệnh nhân ung thư những thông tin mới nhất, số lượng bài tập tối đa và loại bài tập nên được thực hiện.
Để làm được điều này, họ đã tham khảo tất cả các nghiên cứu quan trọng về các chủ đề liên quan để đưa ra kết luận rõ ràng.
Tài liệu nghiên cứu đã xuất bản của Holmes và Meyerhardt tiên phong trong lĩnh vực này, nhưng hiện nay hàng chục nghiên cứu dịch tễ học quan sát đã xác nhận rằng tập thể dục có hiệu quả trong việc ngăn ngừa ung thư và tỷ lệ tử vong nói chung, đặc biệt là ở những người sống sót sau ung thư vú, đại trực tràng và tuyến tiền liệt.
Ngoài ra, tập thể dục cũng đặc biệt hiệu quả trong việc giảm tỷ lệ mắc một số bệnh ung thư phổ biến, chẳng hạn như ung thư ruột kết, vú, nội mạc tử cung, thận, bàng quang, thực quản và dạ dày…
Lợi ích của việc tập thể dục còn hơn thế nữa, tiếp tục tập thể dục sau khi mắc bệnh ung thư thực sự có thể thay đổi quỹ đạo phát triển của bệnh này.
Lấy nghiên cứu trên động vật làm ví dụ, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng tập thể dục làm thay đổi môi trường phân tử xung quanh một số khối u, khiến chúng phát triển chậm lại hoặc thậm chí ngừng phát triển.
Quan trọng nhất, các nghiên cứu lớn trên người nễu rõ tập thể dục làm giảm nguy cơ tử vong vì ung thư của đối tượng và tăng thời gian sống của họ.
Theo BẢO CHÂU (VTC news/Commonhealth)
Mọi phản ánh, ý kiến, tin, bài và hình ảnh cộng tác của độc giả có thể gửi đến Báo An Giang theo địa chỉ: