Bông hoa nguyên vẹn trong miếng hổ phách hàng trăm năm tuổi
Các nhà nghiên cứu từ Đại học Bang Oregon (OSU) đã phát hiện ra một bông hoa rực rỡ bị mắc kẹt trong hổ phách Miến Điện, có niên đại từ giữa kỷ Phấn trắng.
Bông hoa bị đóng băng trong thời gian khoảng 100 triệu năm thuộc về một loài hoa đầu tiên trong chi và loài được khoa học công nhận. Các nhà nghiên cứu đã đặt tên cho loài hoa mới là Valviloculus pleristaminis.
Loài hoa này là một thành viên của thực vật hạt kín, nhóm thực vật sinh sản thông qua việc hợp nhất của tinh trùng với trúng phát triển từ noãn.
Kết quả nghiên cứu cho thấy bông hoa rất nhỏ, chiều rộng khoảng 2mm, nhưng có thể chứa tới 50 nhị hoa sắp xếp như hình xoắn ốc với các bao phấn hướng lên trời. Nhị hoa bao gồm một bao phấn và một sợi tơ, cuống nối bao phấn với hoa.
George Poinar Junior, giáo sư, chuyên gia về hổ phách đến từ trường khoa học, OSU cho biết: "Mặc dù nhỏ như vậy nhưng độ chi tiết vẫn còn lại rất đáng kinh ngạc. Mẫu vật của chúng tôi có thể là một phần của cụm trên cây có nhiều hoa giống nhau. Đây không phải là cây Giáng sinh nhưng có ngoại hình đẹp, đặc biệt nó đã tồn tại trong rừng cách đây 100 triệu năm."
Hổ phách lưu giữ các bộ phận của bông hoa tốt tới mức chúng trông như mới hái từ vườn. Bông hoa nhỏ giúp lý giải những câu hỏi lớn về Trái Đất từng khiến các nhà địa chất tranh luận từ lâu. Đây là mẫu vật bọc hổ phách đầu tiên khi siêu lục địa Gondwana còn nguyên vẹn, nhưng một phần của nó mang tên Khối Tây Burma bị vỡ và trôi dạt quãng đường khoảng 6.437 km về phía Đông Nam Á ngày nay.
Thời điểm phân khúc này bị vỡ là nguyên nhân của cuộc tranh luận, với một số người cho rằng đó là khoảng 200 triệu năm trước trong khi những người khác nói 500 triệu năm trước.
Giới nghiên cứu đồng ý thực vật có hoa như Valviloculus pleristaminis tiến hóa lần đầu tiên và đa dạng hóa khoảng 100 triệu năm trước, điều này chứng tỏ Khối Tây Burma không thể tách ra từ Gondwana trong khoảng thời gian này.
Theo HOÀNG DUNG (Infonet)