Những thân cây hóa ngọc này chủ yếu tồn tại từ thời Triassic và Jurassic, khoảng từ 100 triệu đến 250 triệu năm trước
Ở những vùng cây bị chôn vùi hàng triệu năm, dưới lớp nhan thạch có nhiều loại khoáng vật, từ quá trình phun trào núi lửa
Những khoáng vật đó sẽ thẩm thấu vào các mao mạch gỗ. Khi đó, cấu trúc của gỗ được thay thế bởi các khoáng chất vô cơ khác như đá thạch anh, opal, canxedon…
Tùy theo các khoáng thể được thay thế sợi gỗ mà định hình nên các loại gỗ hóa ngọc với tính chất và độ cứng khác nhau
Màu sắc của thân cây hóa ngọc cũng đa dạng, bao gồm: màu xám, màu nâu là phổ biến nhất
Ngoài ra còn có màu đỏ, cam vàng, đen. Trong đó, quý hiếm nhất là màu xanh ngọc bích
Các nhà thần học phương Tây cho rằng, nguyên bản là khúc gỗ mục nát, sau khi trải qua quá trình bị thạch anh hóa, nó biến thành một loại đá quý, vì thế mà hóa thạch gỗ có đặc tính từ trường bền vững, trường thọ, và vĩnh cửu
Hiện gỗ hóa ngọc được tìm thấy ở rất nhiều nơi trên thế giới: Indonesia, Australia, Myanmar, Hoa Kỳ ...
Giá trị của gỗ hóa ngọc được phân loại theo khoáng chứa trong gỗ và phân loại theo loại cây bị hóa đá
Gỗ hóa ngọc Opal
Gỗ hóa ngọc Mã não
Gỗ cọ Louisiana
Gỗ đậu phộng (Peanut Wood)
Trên thế giới có gần chục cây hóa đá khác nhau và có nhiều loại cây chưa xác định được
Một người nông dân ở làng Bibinsan, thị trấn Magway, thuộc tỉnh Magway ở Myanmar đào được cây gỗ hóa ngọc rất hiếm dài khoảng 30,5 mét, chu vi khoảng 6 mét, có giá trị lên tới 55 tỷ kyat (tương đương hơn 600 tỷ đồng)
Tại Việt Nam gỗ hóa ngọc được tìm thấy tại các địa danh là Lạng Sơn, Tây Nguyên, Phú Yên…
Gỗ hóa ngọc được rất được giới sưu tầm yêu thích
Gỗ hóa ngọc thường được trưng bày ở dạng thô nguyên thủy, làm đồ mỹ nghệ
Theo ANTĐ