Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của phòng Kinh tế - Hạ tầng huyện Châu Phú

02/12/2021 - 17:04

PHÒNG KINH TẾ - HẠ TẦNG HUYỆN CHÂU PHÚ

+ Trưởng phòng: Lê Quốc Phong

+ Phó Trưởng phòng: Phạm Thành Lợi

+ Phó Trưởng phòng: Lê Trà Bảo Khương

- Số điện thoại liên hệ: 02963.688.855 (pcongthuong.chauphu@angiang.gov.vn)                                                  

QUY ĐỊNH

Về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của phòng Kinh tế - Hạ tầng huyện Châu Phú

CHƯƠNG I

VỊ TRÍ, CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN

Điều 1. Vị trí, chức năng 

Phòng Kinh tế - Hạ tầng huyện Châu Phú sau đây gọi là phòng Kinh tế - Hạ tầng là cơ quan chuyên môn trực thuộc Ủy ban nhân dân “sau đây gọi là UBND” huyện, có chức năng tham mưu, giúp UBND huyện thực hiện quản lý Nhà nước về các lĩnh vực: công thương; khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo; xây dựng và giao thông vận tải.

Phòng Kinh tế - Hạ tầng huyện có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng chịu sự chỉ đạo, quản lý, điều hành trực tiếp của UBND huyện Châu Phú. Đồng thời, chịu sự chỉ đạo kiểm tra, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ của Sở Công thương, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Xây dựng và Sở Giao thông Vận tải tỉnh An Giang.

Điều 2. Nhiệm vụ quyền hạn

1. Nhiệm vụ quyền hạn chung

a). Quản lý tổ chức bộ máy, vị trí việc làm, biên chế công chức, cơ cấu ngạch công chức; thực hiện chế độ tiền lương, chính sách, chế độ đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật, đào tạo và bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ đối với công chức thuộc phạm vi quản lý của Phòng theo quy định của pháp luật và phân cấp của UBND huyện.

b). Quản lý tài chính, tài sản của phòng theo quy định của pháp luật và phân công, phân cấp của UBND cấp huyện.

2. Giúp UBND huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công thương

a). Trình UBND huyện dự thảo quyết định, chỉ thị; quy hoạch, kế hoạch dài hạn, 05 năm và hàng năm về phát triển công thương trên địa bàn; chương trình, biện pháp tổ chức thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính thuộc lĩnh vực công thương.

b). Trình Chủ tịch UBND huyện dự thảo các văn bản về lĩnh vực công thương thuộc thẩm quyền ban hành của Chủ tịch UBND huyện.

c). Giúp UBND huyện thực hiện và chịu trách nhiệm về việc thẩm định, đăng ký, cấp các loại giấy phép thuộc phạm vi trách nhiệm và thẩm quyền của phòng theo quy định của pháp luật và theo phân công của UBND huyện.

d). Giúp UBND huyện quản lý nhà nước đối với tổ chức kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân; hướng dẫn và kiểm tra hoạt động của các hội và tổ chức phi chính phủ trên địa bàn thuộc lĩnh vực công thương theo quy định của pháp luật.

e). Tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật, quy hoạch, kế hoạch sau khi được phê duyệt; thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục, theo dõi thi hành pháp luật về lĩnh vực công thương.

f). Hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ quản lý nhà nước về công thương đối với công chức cấp xã – thị trấn.

g). Tổ chức triển khai, ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ; xây dựng hệ thống thông tin, lưu trữ phục vụ công tác quản lý nhà nước và chuyên môn nghiệp vụ của phòng.

h). Thực hiện công tác thông tin, báo cáo định kỳ và đột xuất về tình hình thực hiện nhiệm vụ được giao theo quy định của UBND huyện và Sở Công thương An Giang.

i). Tổ chức, hướng dẫn và thực hiện chính sách khuyến khích các tổ chức kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân đầu tư phát triển công nghiệp, mở rộng sản xuất - kinh doanh; tổ chức các hoạt động dịch vụ tư vấn chuyển giao công nghệ, cung cấp thông tin, xúc tiến thương mại và đào tạo nguồn nhân lực cho các cơ sở sản xuất - kinh doanh thuộc lĩnh vực công thương.

j). Tham mưu giúp UBND huyện thực hiện quản lý nhà nước đối với cụm công nghiệp trên địa bàn huyện; tham gia xây dựng quy hoạch phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn huyện; xây dựng, lập hồ sơ thành lập, mở rộng, bổ sung quy hoạch cụm công nghiệp trên địa bàn huyện; lập quy hoạch chi tiết, dự án đầu tư xây dựng và tổ chức triển khai đầu tư xây dựng các cụm công nghiệp trên địa bàn huyện sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

k). Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan kiểm tra, thanh tra việc thi hành pháp luật về hoạt động công thương trên địa bàn; giải quyết khiếu nại, tố cáo; phòng, chống tham nhũng, lãng phí trong hoạt động công thương trên địa bàn theo quy định của pháp luật và phân cấp của UBND huyện.

l). Tham mưu giúp UBND huyện thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động thương mại điện tử và triển khai công tác hội nhập kinh tế quốc tế trên địa bàn huyện.

m). Thực hiện một số nhiệm vụ khác do UBND, Chủ tịch UBND huyện giao theo quy định của pháp luật về lĩnh vực công thương.

3. Giúp UBND huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo

a). Trình UBND, Chủ tịch UBND huyện

- Trình UBND huyện: Dự thảo quyết định; chương trình, kế hoạch phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo trung hạn và hàng năm; chương trình, biện pháp tổ chức thực hiện các nhiệm vụ về khoa học và công nghệ trên địa bàn huyện; thành lập Hội đồng tư vấn khoa học và công nghệ theo quy định và phân cấp hoặc ủy quyền của UBND tỉnh;

- Trình Chủ tịch UBND huyện dự thảo các văn bản thuộc thẩm quyền ban hành của Chủ tịch UBND huyện theo phân công.

b). Tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật, kế hoạch về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo sau khi được ban hành, phê duyệt: thông tin, thống kê, tuyên truyền, hướng dẫn, phổ biến, giáo dục, theo dõi thi hành pháp luật trong lĩnh vực khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo; hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ về quản lý khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo đối với UBND cấp xã.

c). Quản lý, triển khai thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước; tổ chức nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ; phát triển phong trào lao động sáng tạo; phổ biến, lựa chọn các kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, các sáng chế, sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất để áp dụng tại địa phương; tổ chức thực hiện các dịch vụ khoa học và công nghệ trên địa bàn.

d). Tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm; kiểm tra đo lường chất lượng sản phẩm và hàng hóa trên địa bàn huyện.

e). Tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về sở hữu công nghiệp;

f). Tổ chức kiểm tra đối với các tổ chức, cá nhân trong việc chấp hành chính sách, pháp luật về khoa học và công nghệ trên địa bàn theo theo phân công, phân cấp hoặc ủy quyền và quy định của pháp luật; tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng, lãng phí theo quy định của pháp luật.

g). Quản lý, khuyến khích, hỗ trợ phát triển hợp tác xã, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân về khoa học và công nghệ trên địa bàn; quản lý các hội, tổ chức phi chính phủ theo phân công, phân cấp hoặc ủy quyền; hướng dẫn, tạo điều kiện để các hội, tổ chức phi Chính phủ tham gia các hoạt động về khoa học và công nghệ trên địa bàn.

h). Quản lý vị trí việc làm, biên chế công chức, thực hiện chế độ chính sách đối với công chức chuyên trách quản lý khoa học và công nghệ ở huyện theo quy định của Đảng, của pháp luật và theo phân công, phân cấp hoặc ủy quyền của UBND huyện và của cơ quan nhà nước cấp trên.

i). Xây dựng, duy trì hệ thống lưu trữ và cung cấp thông tin; thực hiện công tác thông tin, báo cáo định kỳ và đột xuất về tình hình hoạt động khoa học và công nghệ với Hội đồng nhân dân, UBND huyện, Sở Khoa học và Công nghệ và các cơ quan nhà nước khác khi có yêu cầu.

j). Quản lý và tổ chức sử dụng có hiệu quả trụ sở, tài sản, các phương tiện làm việc, tài chính và ngân sách được giao theo quy định của pháp luật và phân công, phân cấp của UBND huyện và của cơ quan nhà nước cấp trên.

k). Thực hiện các nhiệm vụ khác theo phân công của UBND, Chủ tịch UBND huyện.

4. Giúp UBND huyện thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về lĩnh vực xây dựng

a). Trình UBND huyện ban hành các quyết định, chỉ thị; các quy hoạch, kế hoạch dài hạn, 5 năm và hàng năm; các chương trình, dự án đầu tư xây dựng trong các lĩnh vực quản lý nhà nước thuộc ngành xây dựng trên địa bàn  huyện; chương trình, biện pháp tổ chức thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính nhà nước trong các lĩnh vực quản lý nhà nước thuộc ngành Xây dựng; theo dõi thi hành pháp luật đối với các lĩnh vực quản lý nhà nước thuộc ngành xây dựng trên địa bàn huyện.

b). Hướng dẫn và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế, chính sách, các quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án trong các lĩnh vực quản lý nhà nước thuộc ngành xây dựng đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về các lĩnh vực quản lý nhà nước thuộc ngành xây dựng.

c). Tham mưu cho UBND huyện trong việc tổ chức thực hiện các nhiệm vụ về quản lý hoạt động đầu tư xây dựng, quản lý vật liệu xây dựng theo quy định của pháp luật và phân công, phân cấp của UBND tỉnh.

d). Tham mưu cho UBND huyện thực hiện việc cấp, gia hạn, điều chỉnh, thu hồi giấy phép xây dựng công trình và kiểm tra việc xây dựng công trình theo giấy phép được cấp trên địa bàn huyện theo quy định của pháp luật và phân công, phân cấp của UBND tỉnh.

e). Tham mưu cho UBND huyện lập chương trình phát triển đô thị; phối hợp trong quá trình lập, thẩm định chương trình phát triển đô thị; tham gia lập đề án công nhận đô thị loại V trên địa bàn.

f). Tham mưu cho UBND huyện thực hiện việc cấp phép chặt hạ, dịch chuyển cây xanh đô thị theo phân cấp của UBND tỉnh.

g). Tham mưu cho UBND huyện quản lý về nghĩa trang theo phân cấp của UBND tỉnh.

h). Tổ chức thực hiện việc giao nộp và lưu trữ hồ sơ, tài liệu thuộc thẩm quyền quản lý của UBND huyện theo quy định của pháp luật.

i). Tổ chức lập, thẩm định, trình UBND huyện phê duyệt, hoặc tổ chức lập để UBND huyện trình cấp có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt các đồ án quy hoạch xây dựng trên địa bàn huyện theo quy định của pháp luật.

j). Tổ chức lập, thẩm định, trình UBND huyện phê duyệt dự án đầu tư xây dựng, thiết kế, dự toán xây dựng công trình hoặc để UBND huyện trình cấp có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt theo quy định của pháp luật và theo phân cấp của UBND tỉnh. Thực hiện thẩm định dự án đầu tư xây dựng, thiết kế, dự toán xây dựng công trình theo quy định của pháp luật và theo phân cấp của UBND tỉnh.

k). Tổ chức thực hiện lập quy chế quản lý quy hoạch xây dựng, kiến trúc đô thị thuộc thẩm quyền của UBND huyện trình UBND tỉnh phê duyệt hoặc UBND huyện phê duyệt theo phân cấp.

l). Hướng dẫn, kiểm tra việc xây dựng các công trình theo quy chế quản lý quy hoạch xây dựng, kiến trúc đô thị đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; tổ chức công bố, công khai các quy chế quản lý quy hoạch xây dựng, kiến trúc đô thị; cung cấp thông tin về quy hoạch xây dựng, kiến trúc; quản lý các mốc giới, chỉ giới xây dựng, cốt xây dựng trên địa bàn huyện theo phân cấp.

m). Hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện việc xây dựng mới, cải tạo, sửa chữa, duy tu, bảo trì, quản lý, khai thác, sử dụng các công trình hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn huyện theo quy định của pháp luật và phân công, phân cấp của UBNDtỉnh, huyện.

n). Tham mưu cho UBND huyện trong việc tổ chức thực hiện các cơ chế, chính sách về nhà ở và công sở; quản lý quỹ nhà ở và quyền quản lý sử dụng công sở trên địa bàn huyện theo phân cấp của UBND tỉnh; tổ chức thực hiện công tác điều tra, thống kê, đánh giá định kỳ về nhà ở, công sở và thị trường bất động sản trên địa bàn huyện.

o). Tham mưu cho UBND huyện quản lý nhà nước đối với các tổ chức kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân và hướng dẫn hoạt động đối với các hội, tổ chức phi chính phủ hoạt động trong các lĩnh vực quản lý nhà nước thuộc ngành xây dựng trên địa bàn huyện theo quy định của pháp luật.

p). Tham mưu cho UBND huyện hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ về các lĩnh vực quản lý của phòng đối với công chức chuyên môn nghiệp vụ về lĩnh vực hoạt động xây dựng thuộc UBND xã – thị trấn.

q). Tổ chức ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ; xây dựng hệ thống thông tin, dữ liệu phục vụ công tác quản lý nhà nước và hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ của phòng.

r). Kiểm tra, thanh tra đối với tổ chức, cá nhân trong việc thi hành pháp luật thuộc ngành xây dựng, báo cáo UBND huyện xử lý hoặc trình cấp có thẩm quyền xử lý các trường hợp vi phạm; giải quyết các tranh chấp, khiếu nại, tố cáo, thực hiện phòng chống tham nhũng, lãng phí trong ngành xây dựng theo quy định của pháp luật và phân công của UBND huyện.

s). Theo dõi, tổng hợp, báo cáo định kỳ 6 tháng, 1 năm và đột xuất về tình hình thực hiện nhiệm vụ được giao với UBND huyện, Sở Xây dựng và các cơ quan có thẩm quyền khác theo quy định của pháp luật.

t). Thực hiện các nhiệm vụ khác về các lĩnh vực quản lý nhà nước thuộc ngành xây dựng theo sự phân công, phân cấp hoặc ủy quyền của UBND huyện và theo quy định của pháp luật.

5. Giúp UBND huyện thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về lĩnh vực giao thông vận tải

a). Trình UBND huyện: Dự thảo các quyết định, chỉ thị, quy hoạch, kế hoạch dài hạn, 5 năm và hàng năm; đề án, chương trình phát triển, biện pháp thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính nhà nước về giao thông vận tải trên địa bàn huyện; chương trình, giải pháp huy động, phối hợp liên ngành trong thực hiện công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trên địa bàn; Các dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông trên địa bàn theo quy định của pháp luật và phân công, phân cấp của UBND tỉnh; Dự thảo quyết định của UBND huyện về phân loại đường xã theo quy định của pháp luật.

b). Tổ chức thực hiện và theo dõi thi hành các văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, kế hoạch, đề án, chương trình và các văn bản khác về giao thông vận tải sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

c). Tổ chức quản lý, bảo trì, bảo đảm tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật mạng lưới công trình giao thông đường bộ, đường thủy nội địa địa phương đang khai thác do huyện chịu trách nhiệm quản lý.

d). Quản lý hoạt động vận tải trên địa bàn theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

e). Tổ chức thực hiện các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý các hành vi xâm phạm công trình giao thông, lấn chiếm hành lang an toàn giao thông; phối hợp với các cơ quan có liên quan trong việc giải tỏa lấn chiếm hành lang an toàn giao thông trên địa bàn theo hướng dẫn của Sở Giao thông- Vận tải An Giang và chỉ đạo của UBND huyện.

f). Làm nhiệm vụ Phó Ban An toàn giao thông cấp huyện; phối hợp với các cơ quan có liên quan triển khai hoạt động tìm kiếm cứu nạn đường bộ, đường thủy nội địa và hàng không xảy ra trên địa bàn huyện.

g). Giúp UBND huyện quản lý nhà nước đối với tổ chức kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân, các hội và tổ chức phi chính phủ hoạt động trên địa bàn thuộc các lĩnh vực quản lý theo quy định của pháp luật.

h). Hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ về giao thông vận tải cho cán bộ, công chức xã, thị trấn trên địa bàn.

i). Kiểm tra theo ngành, lĩnh vực được phân công phụ trách đối với tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện các quy định của pháp luật; giải quyết khiếu nại, tố cáo; phòng, chống tham nhũng, lãng phí theo quy định của pháp luật và phân công của UBND huyện.

j). Thực hiện tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, thông tin về giao thông vận tải và các dịch vụ công trong lĩnh vực giao thông vận tải theo quy định của pháp luật.

k). Báo cáo định kỳ và đột xuất tình hình thực hiện nhiệm vụ về các lĩnh vực công tác được giao với UBND huyện và Sở Giao thông- Vận tải An Giang.

l). Thực hiện nhiệm vụ khác về giao thông vận tải do UBND huyện giao hoặc theo quy định của pháp luật.

CHƯƠNG II

CƠ CẤU  TỔ CHỨC BỘ MÁY VÀ BIÊN CHẾ

Điều 3. Cơ cấu tổ chức bộ máy 

1. Phòng Kinh tế - Hạ tầng có 1 trưởng phòng, không quá 3 phó trưởng phòng và các chuyên viên giúp việc.

- Trưởng phòng do chủ tịch UBND huyện bổ nhiệm có thời hạn, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật.

- Các phó trưởng phòng do chủ tịch UBND huyện bổ nhiệm, có thời hạn miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật theo đề nghị của trưởng phòng.

2. Công chức của phòng thực hiện các mặt công tác nghiệp vụ chuyên môn theo sự phân công và giám sát của trưởng hoặc phó trưởng phòng.

Điều 4. Biên chế

Biên chế của phòng Kinh tế - Hạ tầng bố trí theo tiêu chuẩn chức danh-chức trách đã được UBND huyện giao hàng năm trong tổng biên chế hành chính của huyện.

Chương III

CHẾ ĐỘ LÀM VIỆC VÀ QUAN HỆ CÔNG TÁC

Điều 5. Chế độ làm việc

Phòng Kinh tế - Hạ tầng làm việc theo chế độ thủ trưởng dựa trên nguyên tắc tập trung dân chủ và theo qui chế dân chủ của cơ quan được quy định tại Nghị định 04/2015/NĐ-CP, ngày 09 tháng 01 năm 2015 của Chính phủ v/v thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập.

Điều 6. Nhiệm vụ cụ thể của từng chức danh lãnh đạo phòng

1. Trưởng Phòng: là người đứng đầu cơ quan phụ trách chung, quyết định toàn bộ vấn đề liên quan đến chủ trương chính sách thuộc lĩnh vực phòng quản lý chịu trách nhiệm trước chủ tịch UBND huyện, trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của phòng. Đồng thời, phát huy vai trò, trách nhiệm của từng thành viên theo chức trách phân công.

a) Khi cần thiết trưởng phòng sẽ trực tiếp chỉ đạo thực hiện những công việc quan trọng của phòng, không hạn chế ở các lĩnh vực đã phân công phó trưởng phòng phụ trách.

b) Trong thời gian vắng mặt, trưởng phòng ủy quyền cho 01 phó trưởng phòng thay mặt giải quyết các công việc theo thẩm quyền của trưởng phòng và báo cáo lại trưởng phòng vụ việc đã giải quyết.

c) Trưởng phòng giữ mối quan hệ chặt chẽ với các ngành, các cấp; thường xuyên trao đổi công việc chuyên môn với các phó trưởng phòng. 

2. Các phó trưởng phòng: là người giúp việc cho trưởng phòng, được trưởng phòng phân công và chịu trách nhiệm trước trưởng phòng về lĩnh vực mà mình phụ trách.

a) Được ủy quyền khi trưởng phòng đi vắng theo nội dung công việc cụ thể được giao. Dự các cuộc họp do trưởng phòng phân công, nếu cuộc họp do UBND huyện tổ chức thì phải được sự đồng ý của UBND. Sau cuộc họp phó trưởng phòng phải báo cáo kết quả giải quyết hoặc nội dung cuộc họp với trưởng phòng.

b) Giải quyết những vấn đề thuộc chức năng quản lý theo các quy định quy phạm pháp luật đối với chuyên môn; những vấn đề ngoài thẩm quyền được phân công phải xin ý kiến trưởng phòng. Sau khi có ý kiến trưởng phòng đồng ý mới được  giải quyết, và  xem đó là chính kiến  của trưởng phòng .

c) Các phó trưởng phòng khi giải quyết những vấn đề có liên quan đến nhiều lĩnh vực, nhiều ngành thì cùng nhau trao đổi và báo cáo với trưởng phòng để bàn bạc xem xét quyết định.

Điều 7. Thẩm quyền ký văn bản 

1. Trưởng phòng ký tất cả các văn bản do Phòng phát hành theo thẩm quyền được pháp luật quy định.

2. Các phó trưởng phòng ký thay trưởng phòng khi giải quyết các công việc trong lĩnh vực được phân công phụ trách hoặc các công việc do trưởng phòng ủy quyền, việc ký thay của phó trưởng phòng được xem như ý kiến của trưởng phòng.

Điều 8. Thời gian làm việc về chế độ hội, họp

1. Thời gian giải quyết công việc của công chức

 Thời gian làm việc: 8giờ/ngày (40 giờ/tuần). Khi có công việc cấp bách cần phải làm thêm giờ theo sự chỉ đạo của lãnh đạo đơn vị.

2. Chế độ hội, họp

 Mỗi tháng tổ chức cho toàn thể cán bộ- công chức cơ quan họp báo, giải quyết thắc mắc, học tập, trao đổi nhằm nâng cao nhận thức trách nhiệm của từng thành viên.

Điều 9. Chế độ báo cáo

 Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ hàng tuần, tháng, quý, 6 tháng, năm và báo cáo đột xuất về tình hình thực hiện nhiệm vụ được giao theo quy định của UBND huyện, Sở Công thương, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Xây dựng và Sở Giao thông - Vận tải tỉnh.

Điều 10. Mối quan hệ công tác

1. Với các Sở Công thương, sở Khoa học và Công nghệ, Sở Xây dựng, Sở Giao thông- Vận tải

Phòng bảo đảm thường xuyên quan hệ chặt chẽ với cơ quan cấp trên để tiếp nhận các chủ trương, chính sách, các thông tin về kỹ thuật chuyên môn, triển khai kịp thời xuống cơ sở, thực hiện chế độ báo cáo xin ý kiến theo quy định.

2. Với UBND huyện

 Trưởng Phòng Kinh tế - Hạ tầng chịu trách nhiệm trước UBND huyện về việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của phòng. Đồng thời, nhận sự chỉ đạo của UBND huyện, trưởng phòng tổ chức thực hiện, triển khai kịp thời xuống cơ sở và báo cáo kết quả thực hiện với UBND huyện. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc báo cáo UBND huyện xin ý kiến giải quyết.

3. Với các cơ quan, ban ngành, đoàn thể huyện

a). Trưởng Phòng Kinh tế - Hạ tầng huyện quan hệ phối hợp làm việc trực tiếp với thủ trưởng các ban ngành cấp huyện về những vấn đề có liên quan, hoặc có sự ủy nhiệm phó trưởng phòng làm việc trên cơ sở quy định của pháp luật để trao đổi, giải quyết những vấn đề thuộc nghiệp vụ chuyên môn với tinh thần hợp tác, đoàn kết nhằm hoàn thành nhiệm vụ chung, trưởng phòng phải chịu trách nhiệm về các ý kiến giải quyết của phó trưởng phòng. Khi giải quyết trao đổi làm việc có những vấn đề gì chưa thống nhất thì phải có văn bản báo cáo UBND huyện xem xét xử lý, giải quyết.

b). Khi được phân công giải quyết những vấn đề có liên quan đến nhiều ngành thì trưởng phòng phải chịu trách nhiệm phối hợp với các ngành đó trước, sau đó chịu trách nhiệm về việc xử lý, giải quyết của mình.

4. Với UBND các xã, thị trấn  

a). Quan hệ giữa phòng Kinh tế - Hạ tầng với UBND các xã, thị trấn trong huyện là mối quan hệ phối hợp.

b). Trưởng phòng Kinh tế - Hạ tầng có trách nhiệm phối hợp với chủ tịch UBND các xã, thị trấn để triển khai và tổ chức thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước trong phạm vi quyền hạn của mình, tạo sự phối hợp đồng bộ, gắn bó chặt chẽ nhằm nâng cao hiệu lực và hiệu quả trong công tác chuyên môn trên địa bàn.

c). Phòng Kinh tế - Hạ tầng chỉ đạo hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ cán bộ xây dựng, giao thông các xã, thị trấn thực hiện nhiệm vụ, giúp UBND xã, thị trấn quản lý nhà nước về lĩnh vực xây dựng, giao thông trên địa bàn.

CHƯƠNG IV

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 11. Trách nhiệm thi hành

1. Căn cứ vào quy chế này, Trưởng Phòng Kinh tế - Hạ tầng có trách nhiệm sắp xếp, bố trí cán bộ, công chức, viên chức phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ, bảo đảm phát huy hiệu quả trong công tác, thực hiện tốt chức năng quản lý ngành ở địa phương.

2. Toàn thể cán bộ, công chức thuộc phòng Kinh tế - Hạ tầng thực hiện đúng nội dung quy chế này. Tập thể, cá nhân đạt thành tích xuất sắc sẽ được xét khen thưởng; trường hợp vi phạm thì tuỳ theo tính chất, mức độ sẽ bị xử lý, kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm theo Luật định.

3. Mọi việc sửa đổi, bổ sung quy chế phải được UBND huyện phê duyệt mới có hiệu lực thi hành./.