Con người sống lâu hay không cũng do DNA quyết định. Ảnh: Futurism.
Nhà nghiên cứu Peter Joshi cho biết trong một thông cáo báo chí: “Nếu lựa chọn ngẫu nhiên 100 người và chia họ thành mười nhóm dựa theo thang điểm trên, nhóm đầu tiên sẽ có xu hướng sống lâu hơn mức tuổi thọ trung bình của cả 100 người khoảng gần 5 năm”. Bên cạnh kết quả đã được công bố trên tạp chí eLife vào hôm 15/01, các nhà khoa học cũng mô tả chi tiết cách mà họ thiết kế hệ thống lifespan score của mình.
Cụ thể, sau khi xem xét dữ liệu di truyền của hơn 500.000 tình nguyện – viên lưu trữ tại Ngân hàng Sinh học (Biobank) và đối chiếu với tuổi thọ cha mẹ (của những người này), nhóm đã xác định được 12 thành phần trong bộ gene có ảnh hưởng đáng kể đến tuổi thọ của họ. Trong số này có cả những gene liên quan đến triệu chứng Alzheimer, bệnh tim và 5 thành phần mới – lần đầu tiên được xác định.
Thật không may khi các nhà khoa học đã không thể đạt được mục tiêu ban đầu khi tiến hành nghiên cứu là tìm ra các gene cụ thể – ảnh hưởng trực tiếp tới tốc độ lão hóa, nhưng việc xác định được 5 thành phần mới chắc chắn cũng sẽ đóng vai trò quan trọng, như là xuất phát điểm ban đầu cho các nghiên cứu chống lão hóa và bệnh tim sau này, đồng thời góp phần cải thiện tuổi thọ cho con người.
Thậm chí The Telegraph còn dự đoán, các dịch vụ xét nghiệm DNA tại nhà trong tương lai cũng hoàn toàn có thể cung cấp cho khách hàng những dự đoán khá chính xác về tuổi thọ của họ chỉ với mức phí rất rẻ, tương đương 192 USD.
Theo Khoa học & Phát triển