Nghiên cứu bao gồm khoảng thời gian từ cuối tháng 4 đến cuối tháng 8. Theo Viện Y tế Carlos III, số người chết do nắng nóng chiếm khoảng 3,2% tổng số người chết đăng ký.
Các chuyên gia cho rằng con số này cao hơn 3 lần so với giá trị trung bình trong 5 năm qua. Khoảng 3.800 trường hợp tử vong trong số này xảy ra chỉ trong khoảng thời gian từ tháng 7 đến tháng 8.
Hơn 4.600 người thiệt mạng ở Tây Ban Nha vì nắng nóng. (Ảnh: Pixabay)
Báo cáo lưu ý rằng vào tháng 7 và đầu tháng 8, nhiệt kế trên khắp Tây Ban Nha đã tăng lên đến +38 ... + 40 độ C.
Trước đó, vào tháng 8, có thông tin cho rằng một đợt nắng nóng ở vùng Apennines ở Italy trong hai tuần đầu tiên của tháng 7 đã dẫn đến tỷ lệ tử vong cao hơn 21%. Con số kỷ lục xuất hiện ở các thành phố Latina (72%), Bari (56%), Viterbo (52%), Cagliari (51%). Ở Rome, tỷ lệ tử vong tăng 28%, ở Naples - 27%, ở Florence - là 22%.
Đồng thời, đợt nắng nóng ở Anh cũng đã góp phần làm tăng tỷ lệ tử vong vượt mức. Chỉ trong 3 ngày - từ ngày 17-19/7, khi thời tiết được quan sát với nhiệt độ lên tới +40 độ C và có khoảng 950 người đã chết.
Theo chương trình quan sát Trái đất Copernicus của Liên minh châu Âu, tháng 7/2022 được ghi nhận là một trong những thời điểm nóng nhất ở châu Âu. Các kỷ lục nhiệt độ đã bị phá vỡ ở Tây Ban Nha, Pháp, Bồ Đào Nha, Ireland, Thụy Điển và Anh.
Ngoài ra, các kỷ lục nhiệt độ cũng bị đánh bại ở các quốc gia khác trên thế giới. Ví dụ, ở Thượng Hải, Trung Quốc, nhiệt độ cực cao kéo dài hơn 1 tháng vào tháng 7 và tháng 8 với nhiệt độ lên đến +40 độ C.
Vào tháng 7, Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sanchez nhấn mạnh nắng nóng là vấn đề khí hậu khẩn cấp mà con người đang phải đối mặt. Ông kêu gọi người dân đặc biệt cảnh giác trước tình trạng nắng nóng cực đoan hiện nay.
Giới khoa học cũng nhận định biến đổi khí hậu là nguyên nhân gây sóng nhiệt cực đoan và dự đoán các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt như nắng nóng hay hạn hán sẽ xảy ra thường xuyên hơn.
Theo Infonet