Khám phá sửng sốt về cụm sao hình cầu cổ của vũ trụ

16/04/2018 - 10:20

Các nhà thiên văn học sử dụng Kính viễn vọng Không gian Hubble của NASA để đo chính xác khoảng cách đến một trong những vật thể lâu đời nhất trong vũ trụ, một bộ sưu tập các cụm sao hình cầu.

Phương pháp đo khoảng cách mới, tinh tế này cung cấp một ước tính độc lập về tuổi của vũ trụ. Các phép đo mới cũng sẽ giúp các nhà thiên văn học cải tiến các mô hình tiến hóa sao.

Các cụm sao là thành phần quan trọng trong các mô hình sao bởi vì các ngôi sao trong mỗi nhóm ở cùng một khoảng cách, có cùng độ tuổi và có cùng thành phần hóa học. Do đó chúng tạo thành một quần thể sao quan trọng rất đáng để nghiên cứu.

Nguồn ảnh: Phys. 

Tập hợp sao này, đó là một cụm sao hình cầu gọi là NGC 6397, là một trong những cụm sao gần Trái đất nhất. Phương pháp đo mới này đo khoảng cách của cụm sao ở khoảng cách 7.800 năm ánh sáng, chỉ với một sai số 3 phần trăm.

Cho đến nay, các nhà thiên văn học đã ước tính khoảng cách tới các cụm sao hình cầu trên thiên hà của chúng ta bằng cách so sánh độ sáng và màu sắc của ngôi sao với các mô hình lý thuyết, và độ sáng và màu sắc của những ngôi sao tương tự trong khu vực mặt trời.

Nhưng tính chính xác của các ước tính này thay đổi, với sự không chắc chắn lơ lửng giữa 10 phần trăm và 20 phần trăm.

Tuy nhiên, phép đo đạc mới sử dụng mô hình lượng giác đơn giản, cùng một kỹ thuật quan sát mới để đo những góc nhỏ bé vô cùng trên bầu trời.

Nhóm nghiên cứu tính tuổi của NGC 6397 là 13,4 tỷ năm.

Để có được khoảng cách chính xác đến NGC 6397, đội của Brown sử dụng một phương pháp thông minh được phát triển bởi các nhà thiên văn học Adam Riess, một người đoạt giải Nobel và Stefano Casertano của Đại học STScI và Đại học Johns Hopkins, cũng ở Baltimore để đo chính xác khoảng cách tới các ngôi sao pulsing được gọi là các biến sao Cepheid . Những ngôi sao pulsating này đóng vai trò như những dấu hiệu khoảng cách đáng tin cậy cho các nhà thiên văn học để tính toán tốc độ giãn nở chính xác của vũ trụ.

Theo HUỲNH DŨNG (Kiến Thức)