Trước hết, số 0 là một phát minh vĩ đại của nhân loại mà não bộ con người không thể hiểu hết. Số 0 vừa khái niệm trừu tượng nhưng lại là một vật thể hữu hình, việc khởi đầu, sự vô cùng. Thí dụ, trong không gian bao la, trống trải của vũ trụ, chúng ta dễ thấy mặt trăng, mặt trời, các vì sao và như vậy là có vật thể đang tồn tại, không phải là hư không, “không có gì”. Bất cứ số tự nhiên nào lớn hơn 0 đều được định số: Một con khỉ, hai con chim, ba trái dừa hay bốn bông hoa. Không là số đếm (bắt đầu từ số1), khi số 0 là chữ số cuối cùng sẽ tạo ra hầu hết các hệ thống số.
Người Việt Nam thường coi số 7 là “ba chìm, bảy nổi” nhưng với nhiều quốc gia thì số 7 rất “thiêng liêng”, sự yêu thích và khoái chí. Với đạo Phật, 7 bước là biểu tượng cho 7 “hạnh lành” để Đức Phật cứu độ chúng sinh và cho biết, ngài đã bước 7 bước “từ phàm phu đến một vị Phật”. Với đạo Công giáo, số 7 là một “mã văn hóa đặc biệt”. Cho biết, khi mới khởi thảo “Kinh Thánh” đã chia thành 7 phần chính, sách xuất bản lần đầu là 49 cuốn (7x7), còn trong sách thánh, ngày 7/7 (theo lịch Do Thái) bà Eva được tạo ra từ chiếc xương sườn thứ 7 của ông Adam.
Theo nhà nghiên cứu tôn giáo Alex Bellos, “sở dĩ nhiều người tỏ ra tôn kính với số 7 bởi trong suốt lịch sử con người, nó mang nhiều ý nghĩa và có tính độc đáo của riêng nó”. Ví dụ, trong 10 số tự nhiên cơ bản, số 7 là số chỉ chia hết cho 1 và chính nó, không như các số 6, 8, 10 chia được cho 2 và 9 chia hết cho 3. Ngoài ra, số 7 còn gắn với quy luật tự nhiên là 7 đại dương, 7 kỳ quan cổ đại của thế giới, 7 ngày trong tuần, 7 cầu vồng (đỏ, vàng, cam, lục, lam, chàm, tím), 7 nốt âm nhạc (đồ, rê, mi, pha, son, la, si)...
Với dân tộc Ê-đê vùng Tây nguyên nước ta, số 7 là một biểu tượng mang tính phổ quát. Khi đứa trẻ vừa sinh, phải lấy gạo ném đi ném lại 7 lần dưới gầm nhà xua đuổi thần ác. Trong 7 ngày đầu đời đặt tên đứa bé và đời một người phải 7 lần cúng thần để cầu sức khỏe. Với cây nêu (cột gương) cúng mừng thọ phải khắc 7 vòng ở đầu cột và bôi 7 vòng tiết con trâu.Còn cúng mừng thọ, buộc 7 ché rượu, mâm cơm cúng 7 tô cơm, 7 tô canh, 7 tô thịt chín, 7 cái chén không, 7 đôi đũa và dàn chiêng knah 7 cái. Khi cúng thần cho con trai trưởng thành, con heo 7 gang tay, chọn 7 chàng trai, cô gái chưa vợ/chồng lấy nước về đổ vào 7 ché rượu cúng ở nhà dài 7 bậc thang lên xuống.
Người phương Đông rất ngưỡng mộ, yêu thích con số 9 và số 108 được coi như là một “mã hóa”. Với nhà Phật, cây bồ đề và sử dụng cây này xâu chuỗi 108 hạt tràng là tượng trưng cho 108 phiền não của con người. Để thức tỉnh tâm hồn, cần tinh tấn tu hành, hàng ngày cần gióng 108 tiếng chuông. Hàm ý nhắc nhở con người cần phải vượt qua 108 khổ đau để đến bến bờ an lạc. Số 108 thường xuất hiện trong các công trình Phật giáo: 108 cuốn sách luật ghi lại lời Phật dạy, để các môn đệ tu học hàng ngày và noi theo. Ngôi chùa Hải Ấn Tự hay còn gọi là Tàng kinh các ở Hàn Quốc, nơi cất giữ các bộ kinh, luật của Đức Phật được thiết kế 108 cột tượng trưng cho 108 phiền não. Các ngôi chùa lớn thường xây dựng 108 bậc thang để dẫn vào chánh điện, hàm ý nhắc nhở ta cần phải vượt qua 108 khổ đau để đến bến bờ an lạc.
Các học giả nghiên cứu sách Thủy Hử nhận định: Việc phân công vị trí, chỗ như vậy ngồi dựa vào 5 tiêu chí. Đó là danh vọng; trí thức kỹ năng; gia thế, dòng dõi; chức vị trước đó và võ nghệ cao cường.
NGUYỄN RẠNG