Những điểm mới về bảo hiểm y tế trong năm 2018

10/04/2018 - 07:00

 - Năm 2018, nhiều chính sách mới về bảo hiểm y tế (BHYT) được triển khai thực hiện trong nhiều văn bản pháp luật, như: Bộ luật Hình sự (BLHS); Nghị quyết số 49/2017/QH14; Thông tư số 50-2017/TT-BYT; Thông tư số 52/2017/TT-BYT; Thông tư số 55/2017/TT-BYT; Quyết định số 6062/QĐ-BYT; Nghị quyết số 59/NQ-CP.

Ảnh: T.H

Gian lận về BHYT và trốn đóng các khoản BH cho người lao động (LĐ) sẽ bị xử lý hình sự

Từ ngày 1-1-2018, BLHS số 100/2015/QH13 ban hành ngày 27-11-2015 sẽ có hiệu lực thi hành. Người có hành vi gian lận về BHYT và trốn đóng bảo hiểm xã hội (BHXH), BHYT, bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) cho người LĐ sẽ bị xử lý hình sự.

Theo Điều 215, sẽ bị xử phạt khi chiếm đoạt tiền BHYT từ 10 triệu đồng trở lên hoặc gây thiệt hại từ 20 triệu đồng trở lên từ các hành vi: lập hồ sơ bệnh án, kê đơn thuốc khống hoặc kê tăng số lượng hoặc thêm loại thuốc, vật tư y tế, dịch vụ kỹ thuật, chi phí giường bệnh và các chi phí khác mà thực tế người bệnh không sử dụng; giả mạo hồ sơ, thẻ BHYT hoặc sử dụng BHYT được cấp khống, thẻ BHYT giả, thẻ đã bị thu hồi, thẻ bị sửa chữa, thẻ BHYT của người khác trong khám, chữa bệnh (KCB) hưởng chế độ BHYT trái quy định.

Hình phạt chính gồm: phạt tiền từ 20-200 triệu đồng; phạt cải tạo không giam giữ đến 2 năm; phạt tù từ 3 tháng đến 10 năm. Hình phạt bổ sung: phạt tiền đến 100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1-5 năm.

Điều 216 quy định xử phạt tội trốn đóng BHXH, BHYT, BHTN cho người LĐ. Cụ thể, gian dối hoặc bằng thủ đoạn khác để không đóng hoặc không đóng đầy đủ theo quy định từ 6 tháng trở lên cho người LĐ trong các trường hợp: Trốn đóng BHXH, BHYT, BHTN cho người LĐ từ 50 triệu đồng trở lên; không đóng số tiền BH đã thu hoặc đã khấu trừ của người LĐ từ 50 triệu đồng trở lên hoặc từ 10 người LĐ trở lên.

Hình thức phạt chính: phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 1 tỷ đồng; phạt cải tạo không giam giữ đến 1 năm; phạt từ 3 tháng đến 7 năm; pháp nhân thương mại bị phạt từ 200 triệu đồng đến 3 tỷ đồng. Hình phạt bổ sung: phạt tiền đến 100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1-năm.

Mức đóng và mức hưởng BHYT được điều chỉnh

Theo Nghị quyết số 49/2017/QH14 của Quốc hội về dự toán ngân sách Nhà nước năm 2018, từ ngày 1-7-2018, mức lương cơ sở được điều chỉnh từ 1,3 triệu đồng/tháng lên 1,39 triệu đồng/tháng. Mức đóng BHYT của một số đối tượng như: người đang hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội hàng tháng, người có công với cách mạng, cựu chiến binh, trẻ em dưới 6 tuổi, người nghèo, hộ gia đình… sẽ điều chỉnh từ 58.500 đồng/tháng lên 62.550 đồng/tháng. Mức hưởng BHYT số tiền cùng chi trả chi phí KCB trong năm tài chính làm căn cứ để cấp giấy chứng nhận không cùng chi trả trong năm (6 tháng lương cơ sở) điều chỉnh tăng từ 7,8 triệu đồng lên 8,34 triệu đồng.

Chi phí cho 1 lần KCB thấp hơn 15% mức lương cơ sở, điều chỉnh tăng từ 195.000 đồng lên 208.500 đồng; mức thanh toán tổng chi phí vật tư y tế cho 1 lần sử dụng dịch vụ kỹ thuật không vượt quá 45 tháng lương cơ sở, điều chỉnh tăng từ 58,5 triệu đồng lên 62,55 triệu đồng.

Bổ sung các quy định liên quan đến thanh toán chi phí KCB

Thông tư số 50/2017/TT-BYT sửa đổi, bổ sung các quy định liên quan đến thanh toán chi phí KCB. Từ ngày 1-3-2018, có 9 thông tư và quyết định do Bộ Y tế ban hành sẽ được sửa đổi, bổ sung một số nội dung, cụ thể: sửa đổi, bổ sung quy chế công tác khoa chẩn đoán hình ảnh về lưu phim chẩn đoán hình ảnh; sửa đổi, bổ sung hướng dẫn sử dụng phiếu phẫu thuật/thủ thuật; sửa đổi khái niệm ngày điều trị nội trú; sửa đổi cách ghi tên hoạt chất trong danh mục thuốc tân dược của 2 loại thuốc; điều chỉnh tên vị thuốc y học cổ truyền trong danh mục thuốc đông y, thuốc từ dược liệu của 12 thuốc; sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 41/2011/TT-BYT hướng dẫn cấp chứng chỉ hành nghề đối với người hành nghề và cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở KCB; sửa đổi, bổ sung điều kiện thanh toán BHYT chung khi thực hiện dịch vụ kỹ thuật, cách xác định chi phí cùng chi trả và điều kiện thanh toán đối với một số dịch vụ kỹ thuật cụ thể; sửa đổi quy định về việc công khai sử dụng thuốc và dịch vụ KCB nội trú…

Kê đơn thuốc điều trị ngoại trú phải đầy đủ, rõ ràng

Thông tư số 52/2017/TT-BYT ngày 29-12-2017 của Bộ Y tế quy định về đơn thuốc và việc kê đơn thuốc hóa dược, sinh phẩm trong điều trị ngoại trú. Từ ngày 1-3-2018, việc kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú phải ghi đầy đủ, rõ ràng và chính xác các mục in trong đơn thuốc hoặc trong sổ khám của người bệnh; địa chỉ cư ngụ; ghi tên thuốc, nồng độ/hàm lượng; kê đơn thuốc… Chỉ kê đơn thuốc sau khi đã có kết quả khám bệnh, chẩn đoán bệnh. Số lượng thuốc được kê đơn thực hiện theo hướng dẫn chẩn đoán và điều trị hoặc đủ sử dụng nhưng tối đa không quá 30 ngày, trừ trường hợp cấp cứu người bệnh.

K

 

Liên kết hữu ích