Theo Live Science, vùng cao nguyên phía đông Nam Cực là vùng có nhiệt độ thấp nhất trên Trái đất, với nền nhiệt có thể xuống –98 độ C.
AA
Trái Đất có những vùng cực lạnh và cực nóng kéo dài từ Nam Cực cho đến vòng Bắc Cực, nhiệt độ trung bình ở những khu vực này thay đổi từ -25 độ C đến 45 độ C. Bên cạnh đó Trái đất cũng có những vùng lạnh giá quanh năm thậm chí không dành cho con người sinh sống.
Nơi nào lạnh nhất trên Trái đất?
Theo Live Science, vùng cao nguyên phía đông Nam Cực là vùng có nhiệt độ thấp nhất trên Trái đất, với nền nhiệt có thể xuống – 98 độ C.
Để xác định được vị trí này, các nhà khoa học sử dụng dữ liệu từ vệ tinh thời tiết tại một sườn núi ở trên dải băng Nam Cực và kết quả thu được là -93 độ C đến -98 độ C. Nghiên cứu này cũng được công bố trên tạp chí Geophysical Research Letters.
Cũng theo nghiên cứu trên, các yếu tố tạo nên nền nhiệt thấp ở đông Nam Cực xảy ra khi trời quang đãng kết hợp với không khí khô, độ ẩm thấp. Cả hai điều kiện này phải tồn tại trong vài ngày để nhiệt độ giảm xuống -98 độ C.
Ted Scambos, nhà khoa học nghiên cứu cấp cao tại Trung tâm dữ liệu băng tuyết quốc gia thuộc Đại học Colorado-Boulder cho biết, các dữ liệu đo được tại vùng đông Nam Cực có thể xem là giới hạn về mức độ lạnh có thể xảy ra trên bề mặt Trái đất.
Nhiệt độ lạnh nhất từng được ghi nhận
Trước khi nhiệt độ thấp kỷ lục của cao nguyên đông Nam Cực được thiết lập vào tháng 8/2010, Trạm nghiên cứu Vostok, cách Nam Cực 1.301 km từng giữ kỷ lục thế giới về nhiệt độ lạnh nhất từng được ghi nhận.
Trong khoảng thời gian 10 ngày ở Nam bán cầu, vào mùa hè năm 1983, dữ liệu thời tiết ghi nhận nhiệt độ lạnh đến -89,2 độ C.
Năm 2009, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng một khối không khí lạnh đã ngăn không khí tương đối ấm từ Nam Đại Dương đến rìa Nam Cực, khiến trạm Vostok bị mắc kẹt trong một vòng xoáy không khí băng giá. Cũng không có mây che phủ giúp giữ nền nhiệt duy trì lâu hơn.
Nghiên cứu trên cũng được công bố trên Tạp chí Nghiên cứu Địa lý và các nhà khoa học cho rằng trong điều kiện thích hợp, thời tiết có thể còn lạnh hơn ở Trạm Vostok, với nhiệt độ thấp kỷ lục có thể là -96 độ C.
Đâu là nơi có người ở lạnh nhất?
Làng Oymyakon ở phía đông Siberia được biết đến là nơi có người ở lạnh nhất trên Trái đất. Tên của nó có nghĩa là "nước không đóng băng" do có suối nước nóng gần đó. Thành phố ban đầu là điểm đến của những người chăn tuần lộc, những người sẽ đưa đàn tuần lộc của họ đến suối để lấy nước.
Nhiệt độ mùa đông trung bình ở Oymyakon đạt -50 âm C. Ngày lạnh nhất kỷ lục của làng này là vào năm 1924, khi nhiệt độ giảm xuống -71,2 độ C.
Nhiệt độ thấp nhất ở bán cầu Bắc là bao nhiêu?
Ở trung tâm Vòng Bắc Cực, giữa dải băng Greenland, trạm thời tiết Klinck đã ghi nhận nhiệt độ thấp nhất từ trước đến nay ở bán cầu bắc vào ngày 22/12/1993 đã giảm xuống -69,6 độ C.
Trạm thời tiết Klinck nằm ở độ cao 3.105 m, gần điểm cao nhất của Núi Gunnbjørn ở Greenland. Các nhà nghiên cứu làm việc cho Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) đã tìm thấy mốc nhiệt độ thấp kỷ lục khi kiểm tra kho lưu trữ 30 năm của trạm.
Dữ liệu này đã đánh bại kỷ lục trước đó về nhiệt độ lạnh nhất từng được ghi nhận ở Bắc bán cầu -2 độ C. Trước Klinck, nhiệt độ thấp kỷ lục ở bắc bán cầu được ghi nhận tại Verkhoyansk vào tháng 2/1892 và Oymyakon vào tháng 1/1933. Cả hai địa điểm này đều ở Nga.
Thành phố nào lạnh nhất thế giới?
Trong số các thành phố lạnh nhất thế giới, Yakutsk ở Nga là nơi lạnh nhất. Ngày 18/1/2023, thành phố ở Siberia đã phá kỷ lục mới khi nhiệt độ giảm xuống -62,2 độ C - mức lạnh nhất trong gần hai thập kỷ.
Chỉ cách Vòng Bắc Cực 450 km về phía nam, Yakutsk cũng là thành phố lớn nhất được xây dựng trên vùng đất đóng băng vĩnh viễn, hay còn gọi là lớp băng vĩnh cửu. Nhiệt độ lạnh nhất từng được ghi nhận ở Yakutsk được thiết lập vào năm 1891, khi đạt mức thấp nhất là âm -64,4 độ C.
Thành phố có 250.000 dân này nằm ở bờ tây sông Lena, ở độ cao 95 m so với mực nước biển. Theo Đại học Liên bang Đông Bắc Nga, vào mùa đông, nó bị bao phủ trong sương mù băng giá. Sương mù hình thành do trong điều kiện lạnh, không khí nóng từ người, ô tô và nhà cửa không thể bay lên.
Theo TRÀ KHÁNH(VTC News/ livescience.com)
Mọi phản ánh, ý kiến, tin, bài và hình ảnh cộng tác của độc giả có thể gửi đến Báo An Giang theo địa chỉ: