Mặc dù con người hiện đại, Homo sapiens, hiện là thành viên duy nhất còn sống sót của loài người trên Trái đất. Nghiên cứu trước đó cho thấy rằng, rất lâu trước khi con người hiện đại tìm đường ra khỏi châu Phi sớm nhất là khoảng 270.000 năm trước, loài người hiện tuyệt chủng đã di cư từ châu Phi đến Á-Âu ít nhất 1,8 triệu năm trước, trong những phần đầu của kỷ Pleistocen (2,6 triệu đến 11,700 năm trước), trong đó có kỷ băng hà cuối cùng.
Bằng chứng lâu đời nhất về người cổ đại
Các nhà khoa học đã tranh luận về việc liệu con người cổ đại phân tán khỏi châu Phi trong một đợt hay nhiều đợt. Giờ đây, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra kịch bản thứ hai có nhiều khả năng hơn, dựa trên một đốt sống mới được phân tích từ một loài người chưa được biết đến.
Hóa thạch đốt sống người cổ đại mới được tìm thấy.
Alon Barash, nhà cổ sinh vật học và giải phẫu về người tại Đại học Bar-Ilan, Israel, cho biết, đốt sống khoảng 1,5 triệu năm là bằng chứng lâu đời nhất về loài người cổ đại ở Israel.
Đốt sống này được phát hiện ở địa điểm tiền sử Ubeidiya ở Thung lũng Jordan, địa điểm khảo cổ lâu đời thứ hai bên ngoài châu Phi. Địa điểm này không chỉ bao gồm các đồ tạo tác bằng đá cổ đại giống như những đồ vật được tìm thấy tại các địa điểm ở Đông Phi mà còn có một bộ sưu tập phong phú về xương động vật thuộc các loài đã tuyệt chủng như mèo răng kiếm và voi ma mút.
Sau khi các nhà nghiên cứu so sánh đốt sống này với những đốt sống của một loạt động vật - như gấu , linh cẩu , hà mã , tê giác , ngựa , khỉ đột và tinh tinh - từng sống ở vùng Ubeidiya, họ kết luận rằng, xương này đến từ một loài đã tuyệt chủng của con người.
Dựa trên kích thước, hình dạng và các đặc điểm khác của xương, các nhà nghiên cứu ước tính nó thuộc về một đứa trẻ từ 6 đến 12 tuổi. Tuy nhiên, họ ước tính rằng khi chết, đứa trẻ cao khoảng 155 cm và nặng khoảng 45 đến 50 kg - lớn bằng một đứa trẻ hiện đại 11 đến 15 tuổi. Nói cách khác, đứa trẻ này sẽ cao lớn hơn so với những đứa trẻ hiện đại.
Hóa thạch người khoảng 1,8 triệu năm tuổi được khai quật trước đây ở Dmanisi, Georgia, cho thấy những người đã tuyệt chủng là những hominin thân nhỏ, cao khoảng 145 đến 166 cm và nặng từ 40 đến 50 kg khi trưởng thành.
Ngược lại, các nhà khoa học phân tích đốt sống Ubeidiya cho rằng, khi trưởng thành, người này có thể đạt đến chiều cao thậm chí còn lớn hơn 198 cm và nặng 100 kg.
Hawks cho biết: “Dmanisi hominin có kích thước cơ thể nhỏ - ở cuối sự biến đổi nhỏ nhất của con người trong các quần thể ngày nay. Đốt sống mới phát hiện cho thấy một kích thước cơ thể lớn, giống như một số người được thấy ở Châu Phi cùng thời điểm."
Người cổ đại rời châu Phi thành nhiều đợt ?
Những phát hiện này chỉ ra rằng, hóa thạch 1,8 triệu năm tuổi được tìm thấy trước đây ở Dmanisi và hóa thạch 1,5 triệu năm tuổi ở Ubeidiya thuộc về hai loài người cổ đại hominin khác nhau. Các nhà nghiên cứu cho biết, con người cổ đại có thể rời châu Phi trong nhiều hơn một đợt.
Barash nói: “Chúng ta có thể nói một cách chắc chắn về hai làn sóng di cư ra khỏi châu Phi trong thời kỳ Pleistocen sớm”.
Những khác biệt khác giữa mẫu vật Dmanisi và 'Ubeidiya cũng cho thấy họ thuộc các nhóm người khác nhau.
Ngoài ra, khí hậu khác nhau ở Dmanisi và Ubeidiya khác nhau, các nhà khoa học có thể hình dung một kịch bản dựa trên những địa điểm môi trường sống, trong đó các loài người khác biệt chiếm giữ các môi trường sống khác nhau và tạo ra các công cụ sinh hoạt khác nhau.
Tuy nhiên, kích thước của hóa thạch Ubeidiya là rất khác thường. Marc Meyer, một nhà cổ nhân học tại Đại học Chaffey ở Rancho Cucamonga, California cho biết: "Trên thực tế, đó là kích thước của những cá thể rất lớn như người Neanderthal hoặc khỉ."
Nghiên cứu trước đây cho thấy người hiện đại và người Neanderthal đã tiến hóa hàng trăm nghìn năm sau cá thể Dmanisi và Ubeidiya.
Nếu đốt sống này thuộc về người cổ đại, hóa thạch này có thể là của một cá nhân mắc chứng rối loạn y tế nào đó. Nếu vậy, đây có thể là một rủi ro nếu nó được sử dụng làm đại diện cho cả một loài. Các nhà khoa học cho biết, họ sẽ phải tiếp tục nghiên cứu thêm.
Theo VTC