Trong nghiên cứu mới dựa trên những hình ảnh từ kính thiên văn ALMA ở Chile, các nhà khoa học cho biết họ phát hiện ra một ngôi sao được bao quanh bởi một đĩa tiền sao xoắn, một loại chất liệu không gian có vai trò nuôi dưỡng những ngôi sao khi chúng "còn trẻ".
Điều kỳ lạ là nó dường như giống như một thiên hà xoắn thu nhỏ ngay trong chính thiên hà của chúng ta. Ngôi sao với đặc điểm chưa từng quan sát được trước đó này nằm rất gần Trái Đất, cách hành tinh của chúng ta 26.000 năm ánh sáng.
(Ảnh minh họa: Đài quan sát Thiên văn học Thượng Hải)
Các nhà khoa học làm việc ở Trung Quốc, Đức và Mỹ có mục tiêu sử dụng ALMA để quát một khu vực của Dải Ngân hà được gọi là Khu vực Phân tử Trung tâm (CMZ). Khu vực này có những đặc điểm bất thường so với vùng bao quanh nó trong phần còn lại của Dải Ngân hà. Nhiệt độ ở CMZ rất khác nhau, từ gần như ở 0 độ F (khoảng âm 17 độ C - mức nhiệt có thể là thấp nhất mà tại đó các phân tử hầu như không di chuyển) cho tới hàng trăm độ. Những ngôi sao, nếu tồn tại được cũng có những đặc điểm rất khắc nghiệt và khác nhau với nhiệt độ nóng hơn nhiều so với những ngôi sao khác.
Vì thế, ở trong CMZ, ngày càng ít sao có kích cỡ tương tự với những nơi khác trong thiên hà. Đó có lẽ là lý do chúng ta phát hiện được những ngôi sao đặc biệt và kỳ lạ ở đây.
Dù vậy, những ngôi sao có đĩa tiền sao gắn vào khá phổ biến trong thiên hà chúng ta. Điều khác lạ ở đây là ngôi sao trên ở khoảng cách rất gần Trái Đất. Ngôi sao này, nặng hơn Mặt trời của chúng ta 32 lần và đường kính đầy đủ khi tính đĩa tiền sao mở rộng dài gấp 4.000 lần khoảng cách từ Trái Đất tới Mặt trời.
Một điểm kỳ lạ nữa là đây dường như là một ngôi sao xoắn. Hiện các nhà khoa học đang tìm câu trả lời cho việc đĩa tiền sao này đã biến thành hình dạng xoắn như thế nào bởi họ đã xác định được một thiên thể tương đối gần đó có kích thước lớn gấp 3 lần Mặt trời mà họ cho là từng lướt qua đĩa tiền sao. Chuyến du hành ngang qua này có thể đã thay đổi hình dạng đĩa tiền sao biến nó trở thành dạng xoắn trong một quá trình kéo dài hàng nghìn năm.
Từ lâu các nhà khoa học đã nghiên cứu và dự đoán về bản chất của sự hình thành sao. Quá trình bụi di chuyển vòng quanh rồi tích tụ dần và hình thành sao chỉ có thể quan sát được với những ngôi sao nhỏ, gần bằng khối lượng Mặt trời của chúng ta.
Các nhà khoa học băn khoăn liệu các đĩa bụi như vậy có thể hình thành những ngôi sao lớn hay không, thậm chí lớn gấp 8 lần Mặt trời của chúng ta hoặc liệu những ngôi sao lớn có được hình thành theo cách này hay không. ALMA đã giải quyết câu hỏi trên và hiện các nhà khoa học có bằng chứng cho thấy những ngôi sao nặng hơn, thậm chỉ lớn gấp 30 lần Mặt trời, cũng có thể hình thành theo cách này.
Theo VTC