Đi qua bao mưa nắng, những cây đại thụ liên quan đến chùa Phật Thới Sơn (phường Thới Sơn, TX. Tịnh Biên) vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt, trở thành “dấu ấn” trăm năm, minh chứng cho quá trình hình thành, phát triển vùng đất Hưng Thới - Xuân Sơn xưa.
Hàng ngày, trong cuộc mưu sinh, người dân nông thôn đem các phương tiện ra đồng đánh bắt sản vật do thiên nhiên ban tặng, sau đó đem ra các chợ quê bán, kiếm thêm thu nhập cho gia đình.
Người giao hàng hay còn gọi là “shipper”, là hình ảnh quen thuộc trên từng con phố, ngày nắng cũng như ngày mưa.
Trưa nắng gắt, men theo tuyến đường nông thôn chạy qua mấy con kênh thuộc địa phận huyện Châu Thành và Châu Phú, chúng tôi bắt gặp nhiều hình ảnh dung dị, thanh bình của làng quê.
“Con đường tơ lụa” là cái tên mà nhiều người đặt cho con đường quanh co uốn lượn chạy cắt ngang cánh đồng Tà Pạ và hàng cây trâm (gần hồ Soài Chek) ở huyện Tri Tôn. Con đường này đẹp nhất là những ngày lúa xanh mơn mởn hay khi lúa chín vàng, thu hút rất đông du khách trải nghiệm, khám phá, “check-in”…
Hàng năm, mùa nước nổi về mang phù sa màu mỡ bồi đắp cho đồng ruộng tốt tươi, mang nhiều sản vật thiên nhiên “ban tặng” người dân. Lũ về còn tạo thêm việc làm, đem lại nguồn thu nhập cho người dân, với nhiều hoạt động sinh kế diễn ra sôi động, nhộn nhịp.
Thuở xưa, vùng biên thùy Châu Đốc đất rộng, người thưa, cá tôm đầy sông. Đến mùa cá, người dân đánh bắt được nhiều đến nỗi bán không ai mua. Muốn dự trữ chỉ còn cách làm khô, làm mắm để ăn quanh năm. Lúc đầu, khô, mắm chủ yếu dùng trong gia đình, dần dà mở rộng ra bán cho đông đảo người dân và du khách, được thị trường trong ngoài tỉnh chấp nhận.
Mặc dù ít khi ra hoa, nhưng mỗi bông hoa của xương rồng đều rực rỡ và mềm mại, đối nghịch với thân cây thô ráp đầy gai góc.
Nằm giữa đồng bằng, Phù Sơn tự (chùa Núi Nổi) tọa lạc tại ấp Giồng Trà Dên (xã Tân Thạnh, TX. Tân Châu), là một trong những điểm đến tâm linh nổi bật của vùng Tây Nam Bộ. Với kiến trúc độc đáo, ngôi chùa thu hút nhiều du khách từ khắp nơi đến chiêm bái. Bước vào chùa Núi Nổi, du khách cứ ngỡ lạc vào chốn bồng lai. Tự tay thắp nén hương, rồi nghe chuông chùa ngân vang làm cho lòng người thư thả và lắng đọng!
Chùa Bàu Mướp (miếu Bà Chúa Xứ Bàu Mướp) tọa lạc cặp cánh đồng lũ thuộc phường Nhà Bàng (TX. Tịnh Biên) có không gian rất rộng, thu hút đông thảo lữ khách đến tham quan cúng kiếng.
Cặp dòng kênh Trà Sư, con nước tràn đồng tạo nên một vẻ đẹp mê hoặc. Không sản xuất lúa nước vụ 3, người dân tại đây khai thác giá trị mùa nước nổi đón du khách đến tham quan trải nghiệm.
Xây dựng môi trường sáng - xanh - sạch - đẹp là một trong những nội dung quan trọng được các địa phương quan tâm triển khai, thực hiện trong xây dựng nông thôn mới.
Trải dài ở ngã ba sông Châu Đốc, nơi những nhánh sông lớn nhỏ đổ về, là hàng trăm chiếc bè cá sống nhờ dòng nước. Chúng trở thành biểu tượng đặc biệt của xứ cá An Giang. Mấy năm gần đây, làng bè được khoác những chiếc áo sặc sỡ, vẫy gọi du khách tìm về.
Hoa tươi là một trong những món quà không thể thiếu dùng để chúc mừng Ngày Phụ nữ Việt Nam (20/10). Không chỉ đơn thuần vì hoa đẹp mà nó còn thể hiện tình yêu, sự trân quý dành cho phái đẹp - những bông hoa tươi đẹp nhất.
Đi qua vùng nông thôn của TX. Tịnh Biên và huyện Tri Tôn, khung cảnh những hàng cây thốt nốt vươn cao trên cánh đồng lúa “vẽ” nên bức tranh quê bình dị tạo ấn tượng đặc biệt với du khách khi đến vùng Bảy Núi.
Tối 19/10, tại Nhà Văn hóa Lao động tỉnh, Liên đoàn Lao động tỉnh tổ chức chương trình “Điểm hẹn giờ tan ca”, sân chơi mới dành cho công nhân lao động trong các doanh nghiệp.
Có rất nhiều phụ nữ quen lam lũ mưu sinh, gồng gánh cuộc đời trong vai trò trụ cột gia đình. Năm tháng bắt đầu để lại dấu vết trên gương mặt. Bận rộn ngày qua ngày khiến đôi lúc họ quên mất mình là phụ nữ. Nhưng sâu thẳm lòng mình, mỗi người đều mang theo ước mong, cảm xúc rất riêng, nhất là trong ngày 20/10.
Ở xã Vĩnh Trung (TX. Tịnh Biên) có một nghề khá đặc biệt, đó là nuôi ong lấy mật. Phóng viên có mặt tại Trại nuôi ong mật rừng tràm Trà Sư ghi nhận được nhiều câu chuyện thú vị với nghề lấy mật ong của những người thợ nơi đây.
Theo truyền thuyết, thuở xưa, khi trời đất còn tối tăm, dãy Thất Sơn hoang sơ. Các tiên ông từ núi Cấm, núi Dài đã cùng nhau khiêng từng phiến đá xếp chồng lên nhau mãi cho đến lúc bình minh thì thành hình trái núi. Các nàng tiên thường rủ nhau sang núi dạo chơi và đùa nghịch. Một hôm, họ thi nhau thành ngọn đồi có mặt trong trời đất bên chân núi Cô Tô của vùng Thất Sơn hùng vĩ.
Khi con nước lũ tràn đồng, không chỉ mang lại phù sa bồi đắp cho đồng ruộng thêm màu mỡ, mà còn mang về nhiều sản vật tự nhiên để người dân đầu nguồn sông nước cải thiện cuộc sống. Trong đó, nghề câu ếch đồng được coi là một trong những nghề “làm chơi, ăn thiệt”, vừa giải trí, vừa tăng thêm thu nhập cho người dân.