Soi tấm bản đồ thế kỷ 13 phát hiện dấu vết hòn đảo mất tích trong truyền thuyết

13/09/2022 - 08:12

Sau khi phân tích bản đồ Gough từ khoảng thế kỷ 13, các nhà nghiên cứu phát hiện ra hòn đảo mất tích đã lâu.

Bản đồ từ thế kỷ 13 hé lộ về hai hòn đảo mất tích đã lâu được mệnh danh là 'Atlantis xứ Wales'. Atlantis là một hòn đảo hư cấu được đề cập như phép phúng dụ về sự kiêu ngạo của những quốc gia trong tác phẩm Timaeus và Critias của Platon.

Soi tấm bản đồ thế kỷ 13 phát hiện dấu tích hòn đảo mất tích trong truyền thuyết

Các nhà nghiên cứu mô tả hai hòn đảo nằm ở ngoài khơi bờ biển xứ Wales, có thể là vương quốc đã mất tích của Cantre'r Gwaelod.

Gần một nghìn năm qua, người ta vẫn thường nhắc đến truyền thuyết về Cantre'r Gwaelod và những vùng đất bị chìm bên dưới Vịnh Cardigan.

Giờ đây, các nhà nghiên cứu đã có bằng chứng địa lý về vùng đất đã mất. Đó là hai hòn đảo, một hòn đảo nằm ngoài khơi giữa Aberystwyth và Aberdyfi, một hòn dảo nằm ở phía bắc hướng tới Barmouth, Gwynedd.

Giáo sư Simon Haslett, Đại học Swansea và Giáo sư David Willis, Đại học Oxford đã trình bày bằng chứng về các hòn đảo trên bản đồ thời trung cổ.

Hai giáo sư cho biết các hòn đảo đã tồn tại trong thời gian dài, sau đó biến mất và trở thành một phần của văn hóa dân gian địa phương.

Simon Haslett dự đoán đường bờ biển dài khoảng 13 km về phía tây so với ngày nay. Sau kỷ băng hà, mực nước biển dâng cao, việc đi bộ giữa các cùng đất bị ngăn cản.

Nhưng theo truyền thuyết về Cantre'r Gwaelod, lũ lụt, xói mòn, sóng thần, bão lớn đã khiến người dân ven biển phải bỏ chạy khỏi khu vực.

Simon Haslett nói: "Tong khoảng một thiên niên kỷ, từ thời Ptolemy đến khi xây dựng Lâu đài Harlech trong thời kỳ Norman, khung cảnh ở những vùng biển đã hoàn toàn thay đổi. Các bản đồ sau đó cho thấy những hòn đảo biến mất".

Giáo sư cũng cảnh báo rằng những phát hiện của ông liên quan đến sự thay đổi cảnh quan vẫn đang tiếp diễn. Cư dân ở Vịnh Cardigan trở thành người tị nạn đầu tiên ở Anh do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.

Theo Infonet