Đậu nành và cả sữa đậu nành chứa nhiều hợp chất thực vật, đặc biệt là isoflavone và saponin. Một loại isoflavone được tìm thấy trong sữa đậu nành là genistein.
Genistein được chứng minh là có tác dụng ngăn ngừa các tế bào ung thư trong cơ thể, thông qua nhiều con đường khác nhau, gồm cả việc can thiệp vào sự phát triển và sinh sản của tế bào ung thư.
Trong sữa đậu này còn chứa chất thực vật genistein. Đây là chất chống oxy hóa tuyệt vời với đặc tính chống viêm mạnh mẽ, giúp tăng cường phản ứng miễn dịch, giúp cơ thể tránh khỏi bệnh cấp tính và mãn tính.
Ngoài ra, loại sữa này còn có lượng vitamin A và kẽm dồi dào cũng mang lại những lợi ích tương tự.
Sữa đậu nành có hàm lượng protein cao. Protein trong sữa đậu nành cực tốt cho sức khỏe. (Ảnh: Godairyfree)
Cải thiện sức khỏe xương
Xét ở góc độ dinh dưỡng, sữa đậu nành là nguồn cung cấp canxi, vitamin D tuyệt vời kết hợp với vitamin K cực kỳ có lợi cho xương.
Theo một số nghiên cứu y học, nhờ chứa chất isoflavone nên việc uống sữa đậu nành thường xuyên giúp cải thiện sức khỏe của xương, giảm nguy cơ loãng xương ở phụ nữ trong thời kỳ mãn kinh sớm.
Tốt cho tim
Do chứa axit béo không bão hòa đơn và không bão hòa đa, sữa đậu nành có thể giúp hỗ trợ hệ thống tim mạch của bạn. Nó giúp cải thiện nồng độ lipid huyết tương, giảm nguy cơ mắc bệnh tim sau này.
Hơn thế nữa, sữa đậu nành còn là nguồn cung cấp kali tuyệt vời. Kali có mối liên hệ sâu sắc với việc hạ huyết áp và giúp nhịp tim ổn định hơn.
Bạn có thể bổ sung sữa đậu nành vào chế độ ăn uống theo cách sau:
- Uống trực tiếp sữa đậu nành.
- Thêm sữa đậu nành vào các món sinh tố.
- Sử dụng sữa đậu nành để chế biến món cà ri.
Những người nên tránh xa sữa đậu nành
Nếu bạn bị dị ứng với đậu nành, hãy tránh xa món sữa đậu nành. Một vấn đề cần cân nhắc khác là bệnh tuyến giáp.
Theo trường Y tế công cộng Harvard T.H. Chan School of Public Health, các sản phẩm đậu nành có thể ảnh hưởng một phần đến hormone tuyến giáp, mặc dù nó không tác động trực tiếp đến việc sản xuất hormone tự nhiên của tuyến giáp cơ thể.
Trên thực tế tác động này có thể rất nhỏ, nhưng nếu có vấn đề về tuyến giáp, bạn nên giảm thiểu lượng tiêu thụ dưới mọi hình thức.
Hãy trao đổi với bác sĩ hoặc bác sĩ nội tiết trước khi kết hợp sữa đậu nành vào chế độ ăn uống, nếu bạn có tiền sử bệnh tuyến giáp, đặc biệt nếu bạn đang dùng thuốc tuyến giáp để điều trị chứng suy giáp.
Ngoài ra, các nghiên cứu cho thấy sữa đậu nành có thể tương tác với warfarin, đây là một loại thuốc được kê đơn để ngăn ngừa cục máu đông. Ở đây, sữa đậu nành có thể cản trở quá trình chuyển hóa của warfarin, làm giảm hiệu quả của thuốc.
Theo VTC