Thay đổi lịch sử: Định nghĩa về 1 kilogram sẽ thay đổi sau 130 năm

16/11/2018 - 08:34

Hội nghị Cân nặng và đo lường được tổ chức tại Versailles vào ngày 16-11 để tiến hành bỏ phiếu thông qua việc chào đón đại lượng kilogram mới.

Theo tờ Science alert, sau 130 năm từ ngày được đặt ra và trở thành quy chuẩn đo lường của thế giới, khái niệm "1 kilogram" sắp sửa nghỉ hưu. 

Hội nghị Cân nặng và Đo lường (CGPM) tổ chức tại Versailles vào ngày 16-11 để bỏ phiếu quyết định đưa ra định nghĩa mới vể 1 kilogram, được kỳ vọng sẽ chính xác hơn nhiều so với những gì chúng ta biết cho đến ngày nay.



Hiện tại, kilogram đang được định nghĩa bằng Nguyên mẫu Kilogram Quốc tế (International Prototype Kilogram -IPK), là một khối rắn làm từ 90% platinum và 10% iridi, được sản xuất từ năm 1889 và được lưu giữ tại trụ sở Cục Cân nặng và Đo lường BIPM.

Trong thực tế, Kilogram là đại lượng duy nhất vẫn được tính bằng một vật thể thực tế.

Nhiều năm trôi qua, IPK đã được gìn sữ cẩn thận nhưng không rõ đang tăng hay giảm khối lượng. Vì vậy, cần thiết có sự thay đổi trong cách đo lường để để mọi đo đạc sau này diễn ra chính xác hơn.

Khoa học đo lường vô cùng quan trọng. Nó không chỉ là hệ thống mà chúng ta vẫn dùng để đo lường thế giới mà đó cũng là hệ thống để các nhà khoa học tiến hành quan sát nghiên cứu.

Giám đốc Cục Cân nặng và Đo lường, Terry Quinn cho biết: "Ý tưởng nằm sau sự thay đổi này, là có mọi đơn vị đo lường dựa trên các hằng số vật lý, chúng ổn định và sẽ không thay đổi trong tương lai, cho phép ta đo đạc tại bất kì địa điểm nào".

Trong 7 đơn vị cơ bản của Hệ đo lường quốc tế SI, 4 đơn vị không dựa trên các hằng số vật lý là ampe (dòng điện), kelvin (nhiệt độ), mol (khối lượng mol) và kilôgam (khối lượng).

Do vậy, các nhà khoa học đề xuất: xác định khái niệm một kilogram bằng hằng số toán học Planck, với tốc độ ánh sáng và tần số tick của hạt nguyên tử xezi.

Terry Quinn giải thích: "Tại sao lại cần cả ba ư? Bởi hằng số Planck là kgm2s-1, nên ta phải cần xác định khái niệm mét đo bằng tốc độ ánh sáng, và khái niệm giây được đo bằng tần số tick của xezi".

Trên thực tế, sau ngày 16-11, số đo xuất hiện khi bạn bước lên cân sẽ không đổi. Nhưng với các nhà khoa học, các loại số, công thức tính sẽ xê dịch đôi chút, tiến gần hơn tới mức chính xác tuyệt đối.

Định nghĩa mới sẽ cải thiện tầm hiểu biết của ta về đơn vị đo, sẽ mở ra những cải tiến thiết bị mới để đo lường chính xác hơn.

Cuộc bỏ phiểu ngày 16-11 chắc chắc sẽ dẫn tới sự thay đổi lịch sử, và định nghĩa kilogram mới sẽ chính thức được áp dụng vào Ngày đo lường khoa học thế giới, 20-5-2019.

Theo HOÀNG DUNG (Infonet)