Kết quả tìm kiếm cho "Để sản phẩm OCOP An Giang"
Kết quả 13 - 24 trong khoảng 1158
Hơn 20 công đất của ông Nguyễn Văn Dũng (50 tuổi, ngụ xã Vĩnh Châu, TP. Châu Đốc) mang nặng vị phèn, nên trồng lúa “không có ăn”. Được địa phương khuyến khích “bỏ lúa, trồng vườn”, ông chuyển sang trồng xoài Đài Loan. Xoài rớt giá, ông loay hoay tìm hướng đi khác, trăn trở mãi về loại cây trồng “thuận phèn”.
Lợi thế của tỉnh nông nghiệp không chỉ có lượng nông sản phong phú, mà cảnh quan và môi trường sống ở các vùng nông thôn cũng là tài nguyên đặc sắc để phát triển du lịch (DL). Hình thức trải nghiệm luôn đem đến cảm giác thú vị, thu hút du khách, nhất là khách nước ngoài đến với các mô hình nông nghiệp, làng nghề truyền thống. Tuy nhiên, thực tế nguồn tài nguyên này vẫn chưa được khai thác hiệu quả và tận dụng hết giá trị.
Xác định nông nghiệp là nền tảng, Chợ Mới chủ động khai thác tiềm năng đất đai; chuyển dịch màu, cây ăn trái và cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp. Đồng thời, tăng cường ứng dụng khoa học - công nghệ (KHCN) vào sản xuất để mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Nông nghiệp được tiếp tục xác định là nền tảng, là bệ đỡ của ngành kinh tế tỉnh. Thời gian qua, tỉnh tập trung chỉ đạo, điều hành, đưa nền sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản của tỉnh tăng trưởng ổn định về sản lượng và chất lượng. Kinh tế nông thôn phát triển, gắn với mục tiêu nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại và nông dân văn minh.
Là địa phương có sản lượng lúa gạo thuộc top đầu khu vực ĐBSCL, An Giang đang nỗ lực nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm, hướng tới mục tiêu xuất khẩu đến các thị trường khó tính.
Tham gia chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), nhiều sản phẩm nông nghiệp của huyện Phú Tân được nâng cao chất lượng. Bên cạnh đó, OCOP còn tạo ra cơ hội hợp tác, kết nối giữa các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp và các tổ chức xúc tiến thương mại, mở ra cơ hội tiếp cận thị trường rộng lớn.
Với người dân Ninh Giang, Hải Dương, đặc biệt là bà con làng Trịnh Xuyên, xã Nghĩa An, hội thi pháo đất trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu tại mỗi kỳ lễ hội Xuân ở địa phương.
Năm qua, ngành nông nghiệp huyện An Phú đã khắc phục khó khăn, tạo đột phá trong lĩnh vực sản xuất, liên kết và tiêu thụ. Tất cả các chỉ tiêu đạt kế hoạch, tổng sản lượng lương thực đạt 235.849 tấn; giá trị sản xuất nông nghiệp bình quân đạt 193 triệu đồng/ha, đạt 101,05%, tăng hơn 5 triệu đồng/ha so cùng kỳ.
Tối 6/3, Sở Công thương phối hợp UBMTTQVN tỉnh, UBND huyện An Phú và Siêu thị Tứ Sơn tổ chức Chương trình đưa hàng Việt về nông thôn năm 2025 với chủ đề “Ngày hội hàng Việt về nông thôn - Sản phẩm OCOP An Phú - An Giang”.
Trong bối cảnh kinh tế không ngừng phát triển, thời gian qua, các cấp, ngành, địa phương trong tỉnh rất quan tâm, hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp. Với những chính sách thiết thực và hiệu quả, An Giang đã tạo ra môi trường thuận lợi, giúp phụ nữ tự tin hiện thực hóa ước mơ kinh doanh của mình.
Với tinh thần “đâu cần thanh niên có, đâu khó có thanh niên”, thời gian qua, thanh niên An Giang đã phát huy tinh thần trách nhiệm, lòng nhiệt huyết, xung kích, tình nguyện nhằm lan tỏa những giá trị tích cực trong cộng đồng.
Năm 2025, An Giang sẽ khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế nông nghiệp để thúc đẩy quá trình liên kết sản xuất, chế biến nông, thủy sản. Qua đó, nâng cao giá trị nông sản, cải thiện thu nhập nông dân và đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội địa phương.