Kết quả tìm kiếm cho "Đột phá lúa gạo"
Kết quả 13 - 24 trong khoảng 366
Do ảnh hưởng dịch bệnh COVID-19, những năm đầu của nhiệm kỳ 2020 - 2025, tốc độ tăng trưởng bị chậm lại, An Giang đặt quyết tâm cao cho 2 năm cuối nhiệm kỳ để hoàn thành chỉ tiêu tăng trưởng. Trong đó, năm “bản lề” 2024 có ý nghĩa rất quan trọng, đặc biệt là giai đoạn tăng tốc những tháng cuối năm.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng dù đã đi xa nhưng để lại cho Đảng, Nhà nước và Nhân dân ta những di sản quý giá, trong đó có nhận định: “Với tất cả sự khiêm tốn, chúng ta vẫn có thể nói rằng: Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay” (đã được Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII thông qua và đưa vào Nghị quyết Đại hội).
Qua hơn 3 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội (KTXH) 2021 - 2030, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2020 - 2025, với sự quyết tâm của toàn hệ thống chính trị, doanh nghiệp (DN) và Nhân dân trong tỉnh, KTXH An Giang có nhiều khởi sắc, tăng trưởng vững chắc qua từng năm.
Với lợi thế lớn về nông nghiệp, ĐBSCL vẫn là vùng trọng điểm sản xuất lúa của cả nước, chiếm đến 95% lượng gạo xuất khẩu. Tuy nhiên, tư duy về an ninh lương thực cần thay đổi theo hướng không chạy theo năng suất, sản lượng mà phải nâng cao giá trị hạt gạo, tăng thu nhập tương xứng cho người trồng lúa. Đồng thời, không dựa chính vào cây lúa mà linh hoạt chuyển đổi sang mô hình thủy sản - trái cây - lúa gạo, đầu tư mạnh vào công nghiệp chế biến để phát huy thế mạnh của vùng.
Sáng 14/7, tại quận Thốt Nốt, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu Quốc hội TP. Cần Thơ có cuộc tiếp xúc với cử tri sau Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.
Với lợi thế cây trồng được phát huy, đàn vật nuôi phát triển ổn định, ngành hàng cá tra từng bước phục hồi, nông nghiệp tiếp tục tăng trưởng tốt, thể hiện vai trò là trụ cột quan trọng của kinh tế An Giang. Dự báo từ nay đến cuối năm 2024, giá bán một số mặt hàng nông sản tiếp tục duy trì ở mức cao, xuất khẩu nông sản có nhiều bước tiến mới, góp phần hoàn thành mục tiêu chung của ngành nông nghiệp.
Vượt qua nhiều khó khăn, tình hình kinh tế - xã hội (KTXH) của An Giang trong 6 tháng đầu năm 2024 đạt nhiều kết quả tích cực, với mức tăng trưởng 6,6% (cao hơn cùng kỳ). Đây là cơ sở để tỉnh đạt được mục tiêu tăng trưởng từ 7,5 - 8,5% năm 2024, là năm “bản lề” của nhiệm kỳ 2020 - 2025.
Mưa đầu mùa nhẹ nhàng như cô thôn nữ vừa mới lớn, hương thơm đồng nội thật tinh khôi, những hạt sương long lanh như pha lê treo trên đầu ngọn cỏ, sóng lúa xanh mượt nhấp nhô theo làn gió, xa xa... những rặng tre già cong gọng vó bên dãy nhà tranh, có lọn khói bếp với vũ điệu êm đềm trên mái lá. Ôi quê hương tôi, mộc mạc yên bình như cuộc sống của những con người nơi đây.
Bãi Đá Nhảy mang vẻ đẹp của non nước và biển trời, được xem như một trong những điểm tham quan nổi bật nhất tại Quảng Bình.
Bên cạnh các lĩnh vực đang hợp tác tốt đẹp giữa An Giang và Ấn Độ thời gian qua, như: Khảo cổ, đào tạo nguồn nhân lực, giao lưu văn hóa..., thì 2 bên vẫn còn nhiều tiềm năng hợp tác trên các lĩnh vực: Du lịch, lương thực, thực phẩm, dược liệu, y tế, đặc biệt là mảng công nghệ số, trí tuệ nhân tạo mà Ấn Độ có thế mạnh.
Len ôm con gà vào bụng, bước thấp cao trên con đường đầy đá sỏi. Mẹ quang gánh đi phía sau. Sương sớm đùn lên hai bên con dốc, những ẩm ướt và thoáng lạnh sớm mai phủ buông trên bóng hai người lầm lũi đi về phía chợ...
Từng là “túi phèn” của vùng Tứ giác Long Xuyên khi xưa, xã Lương An Trà (huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang) nỗ lực đạt chuẩn xã nông thôn mới (NTM) năm 2019. Không tự mãn với kết quả đạt được, địa phương bắt tay vào củng cố, nâng chất tiêu chí để được công nhận là xã NTM nâng cao năm 2023.