Kết quả tìm kiếm cho "đặc sản quê hương"
Kết quả 13 - 24 trong khoảng 3906
Đảng bộ xã Phú Hữu (huyện An Phú) luôn xác định việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh là một trong những nhiệm vụ chính trị quan trọng trong công tác xây dựng Đảng, nên đã cụ thể hóa thành các kế hoạch và tổ chức triển khai sâu rộng từ trong nội bộ đến Nhân dân thông suốt, để tự giác học tập và làm theo.
Tranh đá Hoàng Nam của Tổ hợp tác Tranh đá Hoàng Nam (thị trấn Cái Dầu, huyện Châu Phú) vừa được tham gia đánh giá, phân hạng Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) năm 2025 và được công nhận sản phẩm OCOP 3 sao. Bước phát triển này góp phần nâng tầm giá trị, đưa sản phẩm tranh đá Thất Sơn vươn xa.
Nguyễn Hữu Thiên Ân, chàng trai sinh năm 1999, đã đưa văn hóa Việt vào những chiếc bánh fondant đầy màu sắc. Từ hình ảnh mâm cơm Tết đến chân dung người bà, mỗi tác phẩm của Thiên Ân là một câu chuyện, một khát vọng đưa bản sắc dân tộc Việt ra thế giới qua nghệ thuật làm bánh.
Khi những cơn mưa kéo dài nhiều ngày thấm ướt núi rừng, thì các bụi le già bắt đầu “nhú” măng. Với người dân địa phương, đây chính là “lộc” núi rừng ban tặng. Thu hoạch măng le đã giúp nhiều hộ gia đình có thêm thu nhập, trang trải cuộc sống.
Xu hướng các bạn trẻ, đặc biệt là những người có tầm ảnh hưởng, chia sẻ các giá trị văn hóa, truyền thống và hình ảnh đất nước, con người Việt Nam trên mạng xã hội hiện nay rất đáng khích lệ.
Hành trình của ông Trần Hữu Huệ (75 tuổi, ngụ thị trấn Núi Sập, huyện Thoại Sơn) không chỉ là câu chuyện về một người sưu tầm tem, mà còn là minh chứng sống động cho niềm đam mê được ươm mầm từ thuở nhỏ và lan tỏa đến các thế hệ sau.
“Vĩnh Tế” là tên gọi chính thức trong hồ sơ khoa học di tích, do vua Gia Long đặt khi cho đào kênh nối Châu Đốc đến Hà Tiên. Ngoài ra, dòng kênh lịch sử này còn có nhiều tên gọi khác, như: Sông Châu Đốc - Hà Tiên (trong thời gian thi công), Vĩnh Tế hà (khắc trên Cao đỉnh 1835, với ý nghĩa “bền vững lâu dài”), sông Vĩnh Tế (trong nhiều tư liệu lịch sử triều Nguyễn). Dù mang tên gọi nào, dòng kênh vẫn là chứng nhân lịch sử đặc biệt của vùng đất biên cương An Giang.
Một phụ nữ Việt Nam được thế giới tôn vinh như biểu tượng của điêu khắc hiện đại, với bảy hình khối để kể chuyện, chiêm nghiệm và đối thoại vượt thời gian. Một tâm hồn luôn đau đáu về cội nguồn, đã chọn Huế làm nơi quay về, hiến tặng toàn bộ sự nghiệp nghệ thuật với mong muốn duy nhất: Nghệ thuật phải được sống tiếp.
Báo chí Việt Nam mang trong mình sứ mệnh lịch sử, từ thời sơ khai với số báo quốc ngữ đầu tiên, truyền bá văn hóa, thông tin, kinh tế, cho đến nền báo chí cách mạng anh hùng, vũ khí sắc bén trên mặt trận tư tưởng cách mạng.
Cù lao Ông Hổ (xã Mỹ Hòa Hưng) tựa viên ngọc bích êm đềm giữa dòng sông Hậu. Những nẻo đường phù sa rợp bóng cây che mát, quanh năm bà con luôn sống hòa mình vào hơi thở thiên nhiên trong trẻo.
Những năm qua, An Giang sự phát triển không ngừng trên mọi mặt. Trong hành trình chuyển mình đầy mạnh mẽ ấy, có một “dòng chảy” thầm lặng, nhưng vô cùng quan trọng, miệt mài góp sức, chắp cánh cho những khát vọng vươn xa của quê hương. Đó chính là báo chí An Giang - tiếng nói của lòng dân, nhịp đập của thời đại và là người bạn đồng hành thủy chung trên mỗi bước đường phát triển của tỉnh.
Kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 – 21/6/2025) diễn ra trong thời điểm rất đặc biệt, khi cả nước chuyển mình bước vào kỷ nguyên mới. Đội ngũ làm báo cũng “nhập cuộc”, sẵn sàng tâm thế mới cho giai đoạn mới, tiếp tục nắm giữ vai trò chủ đạo “người ghi chép lịch sử”.