Kết quả tìm kiếm cho "(Le Paria)"
Kết quả 1 - 12 trong khoảng 16
Sự ra đời của báo Thanh niên ở Quảng Châu đặt nền móng cho báo chí cách mạng Việt Nam - công cụ tuyên truyền sắc bén của Đảng góp phần cùng toàn Đảng-toàn dân-toàn quân làm nên những thắng lợi to lớn.
Lời quyết tâm của cụ Nguyễn Đình Chiểu “Chở bao nhiêu đạo, thuyền không khẳm/ Đâm mấy thằng gian, bút chẳng tà” ra đời trước khi nền báo chí cách mạng Việt Nam xuất hiện, nhưng trở thành “kim chỉ nam” cho người làm báo cách mạng hàng trăm năm nay.
Trôi qua hơn thế kỷ, báo Le Paria-Người cùng khổ tồn tại 4 năm, ra 38 số, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc là “linh hồn” của tờ báo, tác động mạnh mẽ với công luận Pháp và thức tỉnh phong trào yêu nước ở các nước thuộc địa. Tờ báo là “vật chứng” sinh động cho tinh thần “vô sản các nước và dân tộc bị áp bức đoàn kết lại”.
Trong suốt cuộc đời của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh có rất nhiều tên gọi, bí danh hay bút danh khác nhau. Mỗi tên gọi, bí danh hay bút danh của Bác đều có một ý nghĩa riêng, phục vụ cho lợi ích cách mạng, phản ánh nhân cách, tư tưởng lớn lao của Người về cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, vì độc lập, tự do, hạnh phúc cho Nhân dân.
Báo chí cách mạng Việt Nam luôn được soi đường bởi lý luận cách mạng là chủ nghĩa Marx-Lenin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Có thể khẳng định chủ nghĩa Marx-Lenin, tư tưởng Hồ Chí Minh1 là một trong những cội nguồn của báo chí cách mạng Việt Nam.
Hội Nhà báo Thành phố Hồ Chí Minh, Sở Văn hóa và Thể thao Thành phố phối hợp với Bảo tàng Báo chí Việt Nam tổ chức lễ khai mạc Triển lãm chuyên đề “Nhà báo Nguyễn Ái Quốc và 100 năm Báo Người cùng khổ”.
Sáng 13/4, lễ khai mạc Hội Báo toàn quốc năm 2022 với chủ đề "Báo chí Việt Nam đoàn kết, chuyên nghiệp, hiện đại và nhân văn" đã được tổ chức tại Bảo tàng Hà Nội.
Sau hai năm tạm hoãn do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, từ ngày 13-15/4, Hội Nhà báo Việt Nam và UBND thành phố Hà Nội chủ trì phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức Hội Báo toàn quốc 2022 với chủ đề "Báo chí Việt Nam đoàn kết, chuyên nghiệp, hiện đại và nhân văn" tại Bảo tàng Hà Nội, đường Phạm Hùng, phường Mễ Trì, quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội.
Từ ngày 13-15/4, tại Bảo tàng Hà Nội (quận Nam Từ Liêm, TP. Hà Nội) sẽ diễn ra Hội báo toàn quốc năm 2022 với chủ đề “Báo chí Việt Nam đoàn kết, chuyên nghiệp, hiện đại và nhân văn”.
Ðầu tháng 2/1922, Nguyễn Ái Quốc và những người cách mạng Algeria, Tunisia, Maroc, Madagascar ở Paris họp bàn và cùng nhau lập ra Hội hợp tác người cùng khổ, đóng cổ phần để ra một ấn phẩm báo chí thật sự của các thuộc địa bằng tiếng Pháp. Như Nguyễn Ái Quốc-Hồ Chí Minh khẳng định: Ðây chính là “một luồng gió mới thổi đến nhân dân các nước bị áp bức”.
Là người khai sinh ra nền báo chí cách mạng nước nhà, những điều Bác Hồ nói về nghề báo đã quá nửa thế kỷ, nay vẫn nguyên giá trị; như lời chỉ bảo, lời tâm sự thân tình về nghề mà với bất kỳ người làm báo nào cũng phải lấy đó làm cẩm nang cho mình. Viết báo là để làm cách mạng; mỗi tác phẩm báo chí phải như một nhịp cầu kết nối giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân, viết cái gì có lợi cho đất nước, cho dân tộc.
Năm 1962, tại diễn đàn Đại hội lần thứ III Hội Nhà báo Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh dành thời gian nói về mối "duyên nợ với báo chí" của Người. Duyên nợ ấy, với Người là hành trình trọn vẹn 50 năm, với khoảng 2.000 bài báo và 174 bút danh khác nhau, từ bài báo đầu tiên (Yêu sách của nhân dân An Nam, báo L’Humanité, ra ngày 18-6-1919, bút danh Nguyễn Ái Quốc) khi Người 29 tuổi, đến bài báo cuối cùng (Nâng cao trách nhiệm chăm sóc và giáo dục thiếu niên, nhi đồng, Báo Nhân Dân số 5526, ra ngày 1-6-1969, bút danh T.L.) trước lúc Người ra đi ít lâu.