Kết quả tìm kiếm cho "12 sản phẩm OCOP"
Kết quả 13 - 24 trong khoảng 387
Thời gian qua, sản xuất nông nghiệp ở huyện Chợ Mới tiếp tục phát triển, tình hình tiêu thụ nông sản thuận lợi, đáp ứng nhu cầu của thị trường. Diện tích xuống giống lúa giảm nhẹ so cùng kỳ do chuyển dịch; thực hiện nhân rộng các mô hình sản xuất nông nghiệp hiệu quả, phù hợp nhu cầu thực tế của thị trường. Địa phương đẩy mạnh truy xuất nguồn gốc, ứng dụng khoa học - kỹ thuật, công nghệ thông tin, giúp nâng cao năng lực sản xuất, cạnh tranh thị trường.
Để phát triển bền vững, nâng cao giá trị sản phẩm OCOP (Chương trình mỗi xã một sản phẩm), An Giang tăng cường, đẩy mạnh xúc tiến thương mại đưa sản phẩm đến với người tiêu dùng, hướng đến xuất khẩu.
Qua 45 năm thành lập và phát triển, xã Định Thành (huyện Thoại Sơn) đã gặt hái nhiều “quả ngọt”. Địa phương đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) năm 2017, hoàn thành NTM nâng cao năm 2020 và là một trong 2 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu đầu tiên của tỉnh An Giang.
Sáng 12/9, Chủ tịch UBND huyện Tri Tôn (tỉnh An Giang) Nguyễn Văn Bé Tám đã làm việc với các ngành và địa phương triển khai các hoạt động chào mừng Lễ Sene Dolta của đồng bào dân tộc thiểu số Khmer năm 2024 và kế hoạch tổ chức Giải Marathon huyện Tri Tôn năm 2025.
Với mục tiêu đẩy mạnh phong trào nông dân sản xuất - kinh doanh (SXKD) giỏi tại địa phương, Hội Nông dân huyện An Phú (tỉnh An Giang) sẽ tích cực đổi mới, nâng cao công tác tuyên truyền trong hội viên, nông dân; tham gia phát triển các mô hình liên kết sản xuất, hỗ trợ nông dân vươn lên làm giàu.
Ở huyện cù lao Phú Tân, nhiều mô hình kinh tế tập thể (câu lạc bộ nông dân, tổ hợp tác (THT), hợp tác xã (HTX)) đã và đang hoạt động chất lượng, hiệu quả. Điểm chung của các mô hình này là chú trọng phát triển, huy động nguồn vốn góp của thành viên, hoạt động liên kết được mở rộng.
Thời gian qua, ngành nông nghiệp TX. Tịnh Biên tích cực khai thác tiềm năng dựa trên điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng đặc thù. Trong đó, quan tâm phát triển sản phẩm nông nghiệp phục vụ du lịch (DL), đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, phát triển các hình thức liên kết sản xuất…, nâng cao thu nhập cho nông dân.
Thời gian qua, cùng với việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo thế mạnh của từng địa phương, nhiều nông dân trên địa bàn huyện Châu Phú tích cực thay đổi tư duy sản xuất, ứng dụng khoa học - kỹ thuật, chủ động tiếp cận thị trường để ổn định đầu ra của sản phẩm... nhằm bắt nhịp xu hướng sản xuất nông nghiệp hiện đại, phát triển bền vững.
Du lịch Việt thời gian tới sẽ chú trọng tính chuyên nghiệp, tăng cường liên kết vùng, liên kết với các ngành khác trong chuỗi phát triển, đặc biệt xây dựng sản phẩm độc đáo gắn với văn hóa bản địa...
Những tháng đầu năm 2024, ngành “công nghiệp không khói” Việt Nam có tín hiệu phục hồi tích cực. Theo Cục Du lịch (DL) quốc gia Việt Nam, tổng thu từ khách DL trong 7 tháng đầu năm 2024 ước đạt khoảng 513.300 tỷ đồng.
Những tháng đầu năm 2024, dù vẫn còn nhiều khó khăn nhưng tín hiệu về đơn hàng, thị trường tiêu thụ đã quay trở lại. Nhiều doanh nghiệp (DN) đã và đang nỗ lực, tập trung vượt khó, đổi mới phương thức quản trị, nâng cao chất lượng sản phẩm để ổn định sản xuất - kinh doanh (SXKD). Qua đó, góp phần duy trì tăng trưởng ngành công nghiệp; tạo thêm việc làm cho người lao động; góp phần vào việc hoàn thành các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Từ nay đến cuối năm 2024 và chuẩn bị Tết Nguyên đán 2025, nhu cầu sản phẩm thịt gia súc, gia cầm tiếp tục tăng, trong khi nguồn cung trong tỉnh chưa đáp ứng đủ. Ngành chăn nuôi và thú y (CN&TY) An Giang tiếp tục thực hiện tốt công tác kiểm soát dịch bệnh, bảo vệ đàn vật nuôi, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, trang trại, hộ nuôi tăng đàn, tận dụng cơ hội thị trường.