Kết quả tìm kiếm cho "Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ xã Vĩnh Lộc"
Kết quả 13 - 24 trong khoảng 434
Với mục tiêu đẩy mạnh phong trào nông dân sản xuất - kinh doanh (SXKD) giỏi tại địa phương, Hội Nông dân huyện An Phú (tỉnh An Giang) sẽ tích cực đổi mới, nâng cao công tác tuyên truyền trong hội viên, nông dân; tham gia phát triển các mô hình liên kết sản xuất, hỗ trợ nông dân vươn lên làm giàu.
An Giang là tỉnh đầu nguồn ĐBSCL, có sông Tiền và sông Hậu chảy qua nên nguồn lợi thủy sản tự nhiên phong phú. Thời gian qua, tỉnh triển khai thực hiện nhiều giải pháp để bảo vệ, tái tạo và phát triển nguồn lợi thủy sản.
TX. Tân Châu (tỉnh An Giang) đang cơ cấu lại sản xuất theo hướng gắn sản xuất với thị trường tiêu thụ, thích ứng biến đổi khí hậu. Ngành nông nghiệp địa phương đẩy mạnh chuyển dịch cây trồng, vật nuôi; ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) An Giang đang triển khi các mô hình thí điểm áp dụng kỹ thuật canh tác mới thuộc Đề án phát triển bền vững 1 triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL (Đề án 1 triệu héc-ta lúa). Ruộng trình diễn và ruộng đối chứng là cơ sở thực tiễn quan trọng để nông dân đánh giá, so sánh hiệu quả, nhân rộng mô hình.
Chuyển đổi cây trồng, vật nuôi là hướng đi tất yếu để phát triển nông nghiệp bền vững, nâng cao đời sống người dân. Nhận thức được vấn đề này, nông dân TX. Tân Châu (tỉnh An Giang) đã mạnh dạn thay đổi tư duy, tổ chức lại sản xuất theo hướng gắn với thị trường, đời sống không ngừng nâng lên.
Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc (ANTQ) có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong công tác vận động cán bộ, đoàn viên, hội viên và quần chúng Nhân dân về ý thức trách nhiệm xây dựng nền quốc phòng toàn dân, thế trận an ninh nhân dân. Qua đó, chấp hành nghiêm chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, tham gia giữ gìn an ninh trật tự (ANTT) tại nơi cư trú.
Tháng 8, dòng Mekong đỏ quạch phù sa, bà con rục rịch mang ngư cụ khai thác cá, tôm theo con nước.
Với trình độ chuyên môn cùng tinh thần nhiệt huyết, cống hiến vì cộng đồng, những nhân sự trẻ được tỉnh hỗ trợ trả lương về làm việc tại các hợp tác xã (HTX) nông nghiệp trên địa bàn An Giang như thổi làn gió mới vào mô hình kinh tế tập thể. Năng lực quản trị, hiệu quả sản xuất - kinh doanh tăng lên là kết quả dễ thấy của chủ trương này.
Hiện nay, biến đổi khí hậu ngày càng phức tạp và nguồn tài nguyên thiên nhiên đang cạn kiệt thì việc áp dụng kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp là xu hướng tất yếu.
Tuy năng suất thấp, nhưng lúa mùa nổi là loại lúa sạch, có giá trị dinh dưỡng, giá bán cao. Tận dụng nền gốc rạ từ lúa mùa nổi để canh tác rau màu giúp giảm chi phí, tăng năng suất và chất lượng sản phẩm. Nhờ đó, người dân huyện Tri Tôn yên tâm bám lúa mùa nổi, canh tác thuận thiên theo hướng bền vững.
Việc khai thác hiệu quả hơn nữa về tiềm năng, giá trị của Quần thể Danh thắng Tràng An góp phần khẳng định vị thế của du lịch Ninh Bình trên thị trường du lịch trong nước và quốc tế.
Với lợi thế của một trong 2 tỉnh đứng đầu về sản xuất lúa của cả nước, Đề án phát triển bền vững 1 triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL được kỳ vọng sẽ nâng cao giá trị, vị thế ngành hàng lúa gạo tỉnh An Giang. Trong đó, sự tham gia của doanh nghiệp (DN), hợp tác xã (HTX) đóng vai trò quan trọng.