Kết quả tìm kiếm cho "Họp mặt cán bộ phụ nữ Khmer"
Kết quả 13 - 24 trong khoảng 109
Ngày 7/4, Chi bộ Điều hành dự án, thuộc Đảng bộ Ban Quản lý dự án Đầu tư xây dựng và khu vực phát triển đô thị tỉnh An Giang tổ chức trao 30 phần quà cho hộ Khmer nghèo xã An Tức (huyện Tri Tôn), nhân Tết cổ truyền Chol Chnam Thmay của đồng bào dân tộc thiểu số Khmer.
Những năm qua, kinh tế - xã hội của tỉnh không ngừng phát triển, quốc phòng - an ninh được giữ vững. Các chính sách an sinh xã hội được triển khai hiệu quả, đời sống Nhân dân được cải thiện. Trong bức tranh đầy màu sắc đó, có dấu ấn đậm nét của những người lính mang “quân hàm xanh”.
Một buổi sáng, quán cà-phê ven đường ở ấp Vĩnh Hạ (xã Vĩnh Trung, TX. Tịnh Biên, tỉnh An Giang) rộn ràng tiếng cười nói của nhóm phụ nữ dân tộc thiểu số (DTTS) Khmer. Buổi gặp mặt tưởng chừng “vô thưởng vô phạt”, nhưng lại mở đầu cho những tương trợ về sau.
Thời gian qua, Thị ủy, UBND TX. Tịnh Biên tập trung chăm lo tốt đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) Khmer ở địa phương, thông qua Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội (KTXH) vùng đồng bào DTTS và miền núi. Qua đó, củng cố khối đại đoàn kết dân tộc, khẳng định niềm tin của đồng bào Khmer đối với Đảng và chính quyền các cấp.
Chủ tịch Hồ Chí Minh hết sức coi trọng việc nêu gương: “Một tấm gương sống còn có giá trị hơn một trăm bài diễn văn tuyên truyền”. Sự nêu gương ấy xuất phát từ cán bộ, đảng viên, người đứng đầu, rồi lan rộng ra Nhân dân. Mỗi người sẽ là tấm gương phản chiếu, để xã hội bung nở “vườn hoa đẹp”, rực rỡ. Cách làm này hiệu quả, trực quan hơn ngàn lời tuyên truyền sáo rỗng.
Hôm nay (ngày 27/2), gần 2.000 thanh niên của tỉnh An Giang lên đường thi hành nghĩa vụ quân sự (NVQS) và thực hiện nghĩa vụ công an nhân dân. Gác lại chuyện gia đình, dự định học tập, lập nghiệp, họ “đi trong mùa Xuân mới”, ưu tiên hoàn thành trọng trách thiêng liêng đối với Tổ quốc.
Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch An Giang phối hợp Viện Công nghệ cao Hutech (Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh) vừa tổ chức Hội thảo khoa học, với chủ đề “Xây dựng và phát triển mô hình làng văn hóa 4 dân tộc Kinh, Hoa, Chăm, Khmer phục vụ phát triển du lịch (DL) tỉnh An Giang: Thực tiễn và giải pháp”.
Thời điểm cuối năm, những “nghệ nhân” làng gốm Phnôm Pi (xã Châu Lăng, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang) tất bật cho các mẻ gốm chuẩn bị ra lò. Lò than, cà ràng, cà om, khuôn bánh khọt… là những sản phẩm gốm mang đậm nét truyền thống đặc trưng của đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) Khmer vùng Bảy Núi.
Sự phối hợp chặt chẽ giữa Đảng ủy Vùng 5 Hải quân, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy An Giang, Cà Mau, Kiên Giang, các cơ quan báo chí cả nước giúp công tác tuyên truyền biển, đảo đạt nhiều kết quả tích cực. Qua đó, góp phần bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo Việt Nam.
Châu Lăng là một trong 5 xã đặc biệt khó khăn của huyện Tri Tôn (tỉnh An Giang) nơi có 63% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) Khmer. Địa bàn rộng, dân số đông (3.550 hộ, với 12.554 nhân khẩu, chỉ đứng sau thị trấn Tri Tôn và thị trấn Ba Chúc). Tận dụng nguồn vốn từ các chương trình mục tiêu quốc gia, xã tích cực vận động doanh nghiệp, nhà hảo tâm chăm lo nhà ở cho hộ nghèo, giúp đồng bào an cư.
45 năm đã trôi qua nhưng công lao và sự hy sinh to lớn của lực lượng quân tình nguyện, chuyên gia Việt Nam mãi mãi được lịch sử hai dân tộc Việt Nam - Campuchia khắc ghi, được nhân loại tiến bộ ghi nhận.
Năm 2023, thể thao Việt Nam dẫn đầu bảng xếp hạng huy chương tại Ðại hội thể thao Ðông Nam Á lần thứ 32 (SEA Games 32), nhưng chỉ giành ba Huy chương vàng (HCV) tại Ðại hội thể thao châu Á lần thứ 19 (ASIAD 19). Ðiều này cho thấy định hướng đào tạo của ngành thể thao vẫn tập trung hầu hết nguồn lực cho các đấu trường trong khu vực chứ chưa dồn lực cho những đấu trường lớn hơn ở tầm châu lục và thế giới.