Kết quả tìm kiếm cho "Lễ cúng rừng"
Kết quả 13 - 24 trong khoảng 3214
Mùa này, những cơn "mưa già" nặng hạt trút xuống vùng Bảy Núi, cây cối tốt tươi, phủ một màu xanh biêng biếc. Dưới lớp thực bì, rau rừng mọc non mơn mởn được ví như “dược thảo” , có lợi cho sức khỏe.
ĐBSCL - vùng đất “chín rồng hội tụ”, không chỉ nổi tiếng với hệ thống sông ngòi chằng chịt, vườn cây trĩu quả và văn hóa sông nước đặc sắc, mà còn là điểm đến đầy tiềm năng cho phát triển du lịch (DL) bền vững với rất nhiều di tích, danh lam, thắng cảnh, biển đảo, núi non... Để phát triển DL tương xứng với tiềm năng, ĐBSCL cần những bước đi chiến lược, đồng bộ và dài hạn.
Sau sắp xếp, tổ chức lại bộ máy, nhiệm vụ của tổ chức công đoàn cũng bước sang trang mới, sẵn sàng tâm thế hòa vào dòng chảy lớn để xứng tầm trong bối cảnh đổi mới và có nhiều thách thức của đất nước.
Trong bối cảnh tỉnh An Giang mở rộng, sau khi hợp nhất sẽ mở ra giai đoạn phát triển mới, với nhiều cơ hội, nhưng cũng không ít thách thức. Ngành Nông nghiệp và Môi trường (NN&MT) tập trung giải pháp để tiếp tục là trụ cột trong phát triển bền vững.
Đồi Tà Pạ tọa lạc xã Tri Tôn từ lâu là nơi được nhiều người tìm đến khi muốn tạm xa thành phố, tìm lại cảm giác bình yên. Không gian nơi đây có chùa, có hồ nước, có cây thốt nốt, có những người dân chân chất. Mỗi buổi sáng, ánh nắng nhẹ rọi xuống đỉnh đồi, hồ lặng sóng, gió mát, ai ghé qua cũng muốn dừng lại lâu hơn một chút.
Hòa trong khí thế tưng bừng của cả nước, sáng 30/6, tại vùng đất phương Nam trù phú, một sự kiện trọng đại đã đi vào lịch sử - Lễ công bố các nghị quyết, quyết định của Trung ương và địa phương về việc sáp nhập 2 tỉnh An Giang và Kiên Giang, chính thức khai sinh tỉnh An Giang mới. Sự kiện là dấu mốc chiến lược, mở ra một chương mới đầy hứa hẹn, thắp lên khát vọng phát triển mạnh mẽ cho vùng đất và con người An Giang.
Châu Âu đang đối mặt với đợt nắng nóng khốc liệt, nhiệt độ vượt 40 độ C, kéo theo nguy cơ hàng nghìn ca tử vong do sốc nhiệt chỉ trong vài ngày tới.
Ngày 1/7/2025, tỉnh mới An Giang chính thức hình thành trên bản đồ hành chính Việt Nam, là kết quả của quá trình hợp nhất hai tỉnh liền kề An Giang và Kiên Giang. Không chỉ là sự thay đổi về ranh giới địa lý hay cơ cấu bộ máy chính quyền, đây là dấu mốc lịch sử trong thực hiện nghị quyết Trung ương về sắp xếp tổ chức bộ máy tinh gọn, hiệu quả và mở rộng không gian phát triển toàn vùng.
Tỉnh An Giang có hệ thống biển đảo, đồi núi, rừng nguyên sinh, di sản, di tích… tuyệt đẹp, là tiềm năng, lợi thế rất lớn để tỉnh khai thác du lịch (DL), thúc đẩy kinh tế phát triển.
Phát biểu tại lễ công bố nghị quyết sáp nhập tỉnh, Phó Thủ tướng Chính phủ Mai Văn Chính nhấn mạnh: Việc hợp nhất Kiên Giang và An Giang là bước đi tất yếu, chiến lược, nhằm tinh gọn bộ máy, phát huy lợi thế vùng, tạo động lực phát triển mạnh mẽ hơn. Phó Thủ tướng đề nghị toàn hệ thống chính trị vận hành thông suốt từ ngày 1/7, nâng cao trách nhiệm phục vụ Nhân dân, doanh nghiệp và chung sức xây dựng An Giang thành cực tăng trưởng mới của khu vực.
Sáng 30/6, tại Trung tâm Văn hóa - Nghệ thuật tỉnh Kiên Giang, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, UBMTTQVN tỉnh Kiên Giang và An Giang long trọng tổ chức Lễ công bố các nghị quyết, quyết định của Trung ương về sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã. Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ Mai Văn Chính phát biểu chỉ đạo, kỳ vọng vào tương lai tươi sáng của tỉnh An Giang mới. Báo An Giang điện tử xin giới thiệu toàn văn phát biểu chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Mai Văn Chính tại buổi lễ.
Ngày trước, các bậc tiền nhân đến vồ Thiên Tuế khai sơn phá thạch, tìm am cốc, hang động để ẩn tu. Giờ đây, địa danh này nằm trong hệ thống 5 non trên núi Cấm được nhiều lữ khách biết tới.