Kết quả tìm kiếm cho "Mẹ Việt Nam Anh hùng La Thị Lên"
Kết quả 13 - 24 trong khoảng 2321
Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975 mà đỉnh cao là Chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng là một trong những thiên sử vàng chói lọi đã tạc vào lịch sử dân tộc như một biểu tượng sáng ngời của chủ nghĩa anh hùng cách mạng, là thắng lợi của bản lĩnh, trí tuệ con người Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh.
Sáng 30/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và UBND Thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025).
Những ngày này, trên khắp mọi miền đất nước, hàng triệu lá cờ đỏ sao vàng tung bay trong gió, nhuộm đỏ rực những con phố, những bản làng, thôn xóm. Giữa tiếng nhạc rộn rã, tiếng hò reo náo động là những khuôn mặt rạng rỡ xen lẫn ánh mắt rưng rưng niềm xúc động. Một lần nữa, ký ức và khát vọng của dân tộc Việt Nam cùng trào dâng, như dòng sông cuộn chảy
Sáng 30/4, Tổng Bí thư Tô Lâm đã đọc diễn văn tại Lễ kỷ niệm, diễu binh, diễu hành 50 năm Ngày Giải phóng miền nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025). Báo Nhân Dân trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu của đồng chí Tô Lâm.
Từ căn hầm bí mật dưới vỏ bọc xưởng bánh tráng ở thôn Vườn Trầu, huyện Hóc Môn, gia đình ông Ngô Văn Ngời và bà Nguyễn Thị Sai đã cống hiến trọn đời cho sự nghiệp giải phóng dân tộc. Tiếp nối truyền thống gia đình, tám người con của ông bà đều kiên trung đi theo cách mạng, góp phần viết nên những trang sử hào hùng của lực lượng Biệt động Sài Gòn-Gia Định.
Hôm nay, 50 năm trước, chính là ngày giới tuyến nam bắc vĩnh viễn không còn, giang sơn đã liền một dải! Triệu con tim vỡ òa trong niềm vui thống nhất khi Chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng, lá cờ Giải phóng tung bay trên nóc Dinh Độc Lập, tung bay ở quần đảo Trường Sa, các vùng biển đảo, lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc. Cuộc trường kỳ kháng chiến của dân tộc ta đã thắng lợi, khát vọng cháy bỏng nam bắc sum họp một nhà đã trở thành hiện thực.
Những phóng viên chiến trường đã quăng mình vào lửa đạn, kịp thời truyền tải những tin tức về Tổng xã. Vậy nên, trong giờ khắc lịch sử ngày 30/4/1975, họ đã trở thành những nhân chứng của thời đại.
Họ là những vị tướng, tá từng vào sinh ra tử trong các chiến trường, thắng thua đều có, chứng kiến biết bao đồng đội hy sinh trước ngày non sông độc lập. Trong những đêm khó ngủ, họ luôn thấy đồng đội như thức cùng mình, như thời còn khói lửa, dẫu chiến tranh lùi xa nửa thế kỷ.
Trong những ngày diễn ra Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, với khát vọng độc lập, tự do cháy bỏng, dưới sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng, quân và dân An Giang đã phát huy cao độ truyền thống yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng, cùng với cả nước chung sức, đồng lòng, quyết tâm giải phóng quê hương, góp phần giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.
Chiến thắng lịch sử ngày 30/4/1975 mở ra thời kỳ mới cho huyện Châu Thành - một địa phương bị chiến tranh tàn phá nặng nề - vươn lên phát triển mạnh mẽ. Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân huyện một lòng đoàn kết, tập trung sức mạnh, phát huy tính năng động, sáng tạo, khai thác tối đa tiềm năng, thế mạnh của địa phương.
Trong điều kiện khó khăn, người An Phú luôn cần cù, sáng tạo, nghĩa khí, kiên cường; luôn vượt qua thử thách để giành thắng lợi, giữ vững độc lập tự do, tiến lên xây dựng quê hương giàu đẹp.
Tri Tôn là vùng đất anh hùng, có nhiều hy sinh, mất mát cho công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước. Hiện nay, huyện đã và đang phát huy tiềm năng, thế mạnh; tích cực chăm lo người có công, gia đình chính sách.