Kết quả tìm kiếm cho "Phụ nữ Thoại Sơn"
Kết quả 13 - 24 trong khoảng 976
Với lực lượng lao động nữ đoàn viên chiếm trên 40% trong tổ chức công đoàn, các cấp công đoàn trên địa bàn tỉnh tập trung triển khai hiệu quả công tác chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng cho nữ đoàn viên, người lao động (NLĐ). Từ đó, tạo động lực để nữ đoàn viên, NLĐ không ngừng phấn đấu trong công việc, cuộc sống.
Thời điểm này, những nông dân giàu kinh nghiệm đã xuống giống, gieo trồng nhiều loại hoa để phục vụ dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
Núi Sam (TP. Châu Đốc) được xem là hòn ngọc nằm giữa cánh đồng mênh mông. Trải dài trên sườn ngọn núi là chùa Phước Điền (còn gọi là chùa Hang), một thiền viện giữa chốn sơn lâm đầy thanh tịnh.
Bà Phạm Thị Thu Hà (57 tuổi, ngụ ấp Tấn Phú, xã Tấn Mỹ, huyện Chợ Mới) và bà Trần Thị Thi (70 tuổi, ngụ ấp Tân Đông, thị trấn Óc Eo, huyện Thoại Sơn) là 2 trường hợp có cùng hoàn cảnh nghèo khó, phải chật vật với cảnh thiếu thốn, bệnh tật nhiều năm. Hiện, cuộc sống của 2 gia đình chỉ dựa vào tiền bảo trợ hàng tháng và nhu yếu phẩm do địa phương vận động.
Sáng 20/9, Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Thoại Sơn tổ chức lễ trao học bổng và thẻ bảo hiểm y tế cho các em học sinh nghèo, khó khăn trên địa bàn huyện.
Hùn vốn xoay vòng không phải là mô hình mới. Số tiền góp vốn cũng không nhiều nhưng đã giải quyết nhiều khó khăn cho chị em phụ nữ và hạn chế tình trạng “tín dụng đen”. Qua đó, đã tạo động lực giúp phát triển kinh tế gia đình. Mô hình Tổ hùn vốn xoay vòng của Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) xã Vĩnh Trạch (huyện Thoại Sơn) là điển hình.
Nổi tiếng là người vợ hiền thục, đảm đang, đức hạnh của danh thần Nguyễn Văn Thoại, bà đã phù chồng, giúp nước, làm nên sự nghiệp lẫy lừng, đem lại lợi ích to lớn cho muôn dân, trăm họ trên vùng Tây Nam biên viễn. Những đóng góp của bà xứng đáng được người đương thời và người đời sau tán thán, tôn vinh, lưu danh vào đất thiêng sông núi.
Trong khuôn khổ Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” thuộc Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi năm 2024, ngày 11/9, Ban Thường vụ Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh An Giang tổ chức lớp tập huấn bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm cho nữ ứng cử viên tiềm năng vận động tranh cử vào các cơ quan dân cử.
Những ngày qua, thông tin thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản do mưa bão gây ra tại các tỉnh phía bắc đã được các cơ quan chức năng, phương tiện truyền thông, mạng xã hội... liên tục thông tin. Với truyền thống “tương thân, tương ái”, tinh thần “nhường cơm sẻ áo”, đồng bào, người dân cả nước đã chung tay, đồng lòng hướng về các địa phương ở miền bắc.
Thực hiện công tác vì sự tiến bộ của phụ nữ, bình đẳng giới năm 2024, thời gian qua, các cấp công đoàn đã thực hiện đa dạng, phong phú nhiều hình thức tuyên truyền. Cùng với đó, đưa về cơ sở những mô hình hoạt động, chăm lo, góp phần tích cực trong việc nâng cao nhận thức trong cán bộ, công chức, viên chức, người lao động (NLĐ). Đó cũng là nền tảng xây dựng gia đình ấm no, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, phát huy giá trị truyền thống gia đình.
Bão số 3 (Yagi) là siêu bão lịch sử có sức càn quét kinh hoàng khi đổ bộ vào Việt Nam. Mặc dù đã có sự chuẩn bị, sẵn sàng ứng phó nhưng siêu bão này vẫn để lại những mất mát và hậu quả rất nặng nề. Với tinh thần 'lá lành đùm lá rách', nhiều cơ quan, tổ chức, địa phương trong cả nước chung tay góp sức giúp nhân dân các địa phương phía Bắc khắc phục hậu quả, ổn định đời sống.
Đã trở thành thông lệ hàng năm, vào dịp năm học mới, các cấp, ngành, doanh nghiệp trong tỉnh... triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ, động viên cả vật chất, lẫn tinh thần, tạo điều kiện cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn có cơ hội tiếp tục đến trường, hạn chế thấp nhất tình trạng học sinh bỏ học, nghỉ học…