Kết quả tìm kiếm cho "VNPT Thoại Sơn"
Kết quả 13 - 24 trong khoảng 59
Chính phủ xác định năm 2024: “Phát triển kinh tế số với 4 trụ cột công nghiệp công nghệ thông tin, số hóa các ngành kinh tế, quản trị số, dữ liệu số - động lực quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững”. Năm 2024 cũng sẽ phổ cập hạ tầng số, phổ cập các thành tố nền tảng của chuyển đổi số, phát triển ứng dụng số để phát triển kinh tế số - động lực mới cho tăng trưởng.
Trong thế giới kinh doanh ngày nay, sự hỗ trợ của các phần mềm quản lý đóng vai trò rất quan trọng trong việc xây dựng và phát triển của bất kỳ doanh nghiệp nào. Với tiêu chí "Giúp quản lý doanh nghiệp hiệu quả thông qua giải pháp phần mềm thông minh", LihaSoft đã giúp hàng trăm doanh nghiệp tối ưu hóa hiệu suất làm việc và thích ứng linh hoạt với môi trường kinh doanh đầy biến động.
Theo Cục Viễn thông (Bộ Thông tin và Truyền thông – TT&TT), từ ngày 1/3, điện thoại 2G (thường được gọi là điện thoại cục gạch) nhập lậu sẽ không được hòa mạng mới. Đây là lộ trình tiến tới tắt sóng 2G vào tháng 9/2024.
Chương trình Chuyển đổi số tỉnh An Giang nhằm nâng cao hoạt động hiệu quả quản lý, điều hành cơ quan Đảng, Nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội; nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp (DN), đời sống vật chất, tinh thần của người dân. Chuyển đổi số thực hiện trên 3 trụ cột: Chính quyền số, kinh tế số và xã hội số.
Ông Nguyễn Văn Sơn, Giám đốc Trung tâm di động của Viettel Telecom cho biết, nếu có tần số triển khai 5G trong năm tới, Viettel có thể chỉ còn 2 công nghệ 4G và 5G vào cuối năm 2024.
Bộ Thông tin và Truyền thông (TTTT) sẽ không tiếp tục cấp phép cho công nghệ 2G only từ tháng 9/2024. Điều này đồng nghĩa với những máy điện thoại thuần công nghệ 2G sẽ không còn sử dụng được. Còn khoảng 10 tháng nữa để cơ quan quản lý và nhà mạng hỗ trợ người dân chuyển đổi từ máy 2G lên sử dụng điện thoại công nghệ 4G.
Theo kế hoạch tắt sóng 2G, các dòng điện thoại phổ thông công nghệ 2G tại Việt Nam sẽ không còn sử dụng được từ tháng 9/2024.
Sự kiện với chủ đề “Không gian mới, Cơ hội mới cho Internet Việt Nam” là hoạt động thường niên của Hiệp hội Internet Việt Nam (VIA) với sự bảo trợ của Bộ Thông tin và Truyền thông.
Nhận định việc định danh cuộc gọi sẽ góp phần hạn chế tình trạng mạo danh các cơ quan, tổ chức, song các chuyên gia cũng cho rằng để hiệu quả thì số lượng đơn vị gắn tên định danh (brandname) số điện thoại cần chiếm đa số.
Chỉ số cải cách hành chính (CCHC) tỉnh An Giang năm 2022 xếp hạng 42/63 tỉnh, thành phố của cả nước, tăng 5 bậc so năm 2021. Hội đồng thẩm định (Bộ Nội vụ) ghi nhận một số sáng kiến giải pháp CCHC của tỉnh. Tuy nhiên, tỉnh cần tiếp tục đẩy mạnh nghiên cứu, triển khai nhiều mô hình, giải pháp CCHC hiệu quả, để duy trì kết quả đạt được.
“Thông minh” nằm ở chỗ đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số, góp phần cải thiện, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân nông thôn. Nhờ số hóa, người dân được thụ hưởng thành tựu về y tế, giáo dục (khám, chữa bệnh từ xa, học bạ điện tử…); đưa sản phẩm OCOP (Chương trình mỗi xã một sản phẩm) tiếp cận sàn thương mại điện tử, mở rộng thị trường, nâng cao giá trị.
Nhằm tạo điều kiện để nông dân mở rộng sản xuất, phát triển kinh doanh, Hội Nông dân tỉnh An Giang sẽ tiếp tục đồng hành, hỗ trợ bà con về kỹ thuật, ứng dụng khoa học - công nghệ, quảng bá và tiêu thụ nông sản. Đồng thời, hỗ trợ vốn, vận động nông dân mạnh dạn khởi nghiệp trở thành doanh nhân nông thôn.