Kết quả tìm kiếm cho "chiến sĩ Tiểu đoàn 512"
Kết quả 13 - 24 trong khoảng 55
Những năm qua, ngành hậu cần - kỹ thuật (HCKT) trong lực lượng vũ trang tỉnh đã tổ chức quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm túc công tác tham gia và bảo đảm HCKT cho huấn luyện, diễn tập các cấp; lãnh đạo cơ quan chuyên môn xây dựng văn kiện diễn tập sát với quyết tâm của người chỉ huy và đặc điểm nhiệm vụ của địa phương, đơn vị, đáp ứng yêu cầu tác chiến trong tình hình mới.
Thấm nhuần lời dạy “Thi đua là yêu nước, yêu nước thì phải thi đua” của Chủ tịch Hồ Chí Minh, phát huy truyền thống đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang (LLVT) nhân dân, 5 năm qua, công tác thi đua, khen thưởng và phong trào thi đua quyết thắng của LLVT tỉnh An Giang đạt nhiều thành tích đáng tự hào. Nổi bật nhất, phong trào đã góp phần ổn định tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; kinh tế tăng trưởng khá; quốc phòng, an ninh được củng cố và tăng cường, bộ mặt nông thôn mới ngày càng phát triển, đời sống Nhân dân và LLVT tỉnh tiếp tục được cải thiện, chung sức hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ quân sự, quốc phòng địa phương.
Sau 3 tháng huấn luyện, chiến sĩ mới Trung đoàn 892 (Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh An Giang) hoàn thành kiểm tra “3 tiếng nổ” (bắn súng tiểu liên AK bài 1, ném lựu đạn, đánh thuốc nổ). Đây là đợt kiểm tra toàn diện của chiến sĩ mới về bản lĩnh chính trị, trình độ, khả năng sử dụng các loại vũ khí bộ binh và tư thế, yếu lĩnh động tác vận động trên thao trường, là thành tích đầu tiên, quan trọng nhất của chiến sĩ mới.
Sau lễ tuyên thệ, các chiến sĩ mới đủ điều kiện để biên chế về các đơn vị trong lực lượng vũ trang địa phương. Không còn là “tân binh” nữa, họ chính thức trở thành “chiến sĩ năm thứ nhất”, nhưng vẫn tiếp tục hành trình làm quen với đơn vị mới.
Những ngày này, chiến sĩ mới đang dần hoàn thành 3 tháng huấn luyện cao điểm, trước khi chính thức tuyên thệ, biên chế về đơn vị mới. Trong đó, 100% chiến sĩ mới phải học bơi. Đó là điều kiện tiên quyết cần phải đạt được đối với đặc thù đơn vị quân đội ở miền Tây sông nước.
Nhập ngũ khoảng 10 ngày nay, các thanh niên đã dần hình dung được môi trường quân đội là gì, bản thân cần phải học tập, rèn luyện thế nào để trở thành người lính. Mỗi ngày trôi qua đều mang đến sự mới mẻ với từng chiến sĩ, có rất nhiều điều cần tiếp cận, tìm hiểu…
Ngày 5/2, đại tá Chau Chắc, Phó Chính ủy Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh An Giang, cùng Ban Chỉ huy Quân sự huyện Tri Tôn đã đến thăm, chúc Tết đại tá, Anh hùng lực lượng vũ trang Nhân dân Lê Thành Cư và các đồng chí nguyên lãnh đạo Ban Chỉ huy Quân sự huyện Tri Tôn qua các thời kỳ.
Bộ đội trồng hoa Tết không chỉ giúp tiết kiệm ngân sách chi tiêu trang trí Tết, mà còn phát huy tính sáng tạo, xây dựng cảnh quan môi trường, giúp cán bộ, chiến sĩ thêm yêu thiên nhiên, gắn bó với đơn vị...
Hòa bình – Độc lập – Tự do, là khát vọng thiêng liêng của dân tộc Việt Nam suốt mấy ngàn năm lịch sử dựng nước và giữ nước.
Ngày 29/7, trên 100 cán bộ, công chức, viên chức, đoàn viên, hội viên, công an, dân quân, nhân dân xã Lương Phi (huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang), cùng 50 cán bộ, chiến sĩ Đại đội Bộ binh 3 (Tiểu đoàn 512, Trung đoàn 892, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh An Giang) đã ra quân đổ bê-tông tuyến đường ấp Ô Tà Sóc (giai đoạn II), từ ngã ba đường chùa An Bình đến đường Ô Sâu.
Chọn chủ đề “Tuổi trẻ An Giang tiên phong chuyển đổi số trong cộng đồng”, chiến dịch “Mùa hè tình nguyện” tỉnh An Giang lần thứ XXI/2023 hướng về cơ sở, chọn những địa phương vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc, biên giới, căn cứ cách mạng để thực hiện nhiều công trình, phần việc thanh niên ý nghĩa. Qua đó, giúp tuổi trẻ An Giang phát huy tinh thần xung kích, tình nguyện, có những trải nghiệm đáng nhớ.
Nếu có dịp đọc cuốn hồi ký hơn 400 trang “Chuyện kể thời chiến” của đại tá, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Huỳnh Trí (tên thân mật là ông Hai Trí, ngụ huyện Châu Thành, tỉnh An Giang), độc giả sẽ chìm đắm trong những con chữ thấm đẫm nước mắt. Từng chữ, từng câu chuyện giúp mọi người hiểu sâu sắc rằng, chiến tranh đâu phải trò đùa!