Kết quả tìm kiếm cho "nghề xưa"
Kết quả 13 - 24 trong khoảng 2705
Không biển hiệu hào nhoáng, không giờ làm cố định, nghề xe ôm là cuộc mưu sinh lặng lẽ trên từng cung đường nhỏ. Sau tay lái ấy là những phận người bền bỉ với cuộc sống. Từ người đàn ông luống tuổi nuôi thân bằng cuốc xe vài chục ngàn, đến người phụ nữ dầm mưa, dãi nắng lo toan cho gia đình. Mỗi vòng quay bánh xe là một lát cắt cuộc đời, giản dị mà sâu sắc.
Thời gian gần đây, sinh viên một số trường đại học tại TP Hồ Chí Minh đã tổ chức các chương trình đưa văn hoá truyền thống dân tộc đến với sinh viên, giúp giới trẻ hiểu hơn về các giá trị văn hoá truyền thống; đồng thời nhằm bảo tồn và phát huy những giá trị tốt đẹp của dân tộc.
Cuối tháng 6, đất trời bước vào những cơn mưa day dứt. Mưa phủ đất trời, kín cả không gian, khiến người ta chợt nhớ về những kỷ niệm xưa. Ở đó, có niềm vui, nỗi buồn và một chút luyến tiếc xa xôi.
Ngày 21/6, nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2025) và Ngày Gia đình Việt Nam (28/6), Hiệp hội Áo dài Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp với Hội Nhiếp ảnh và Đường sách Thành phố tổ chức Ngày hội Văn hóa Áo dài Thành phố Hồ Chí Minh năm 2025 với chủ đề “Áo dài tri ân”.
Podcast Truyện ngắn - Tản văn được phát trên Báo An Giang online. Sau đây, mời quý vị và các bạn cùng lắng nghe tác phẩm “Bến nước ngày xưa” của tác giả Sơn Trần đăng trên Báo Gia Lai, qua giọng đọc của Thành Trung.
Nhiều người trong văn giới ngạc nhiên khi biết tác giả Thuận Hữu chưa phải là Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, mặc dù trước tuyển thơ “Nhặt dọc đường” (Nhà xuất bản Hội Nhà văn, năm 2025), ông đã xuất bản hai tập thơ để lại dấu ấn khá đậm nét.
Trong sự nghiệp mỗi người sẽ luôn có dấu ấn riêng, có thể không cần lớn lao, nhưng đủ để mỉm cười qua những năm tháng cống hiến. Môi trường làm báo cũng vậy, được bạn đọc ghi nhớ theo phong cách cá nhân, đơn vị và trân quý mỗi khi nhắc đến… là năng lượng khuyến khích để họ thêm yêu nghề.
Ngày 21/6/1925 chứng kiến một sự kiện lịch sử trọng đại, một dấu mốc không thể phai mờ trên bản đồ tư tưởng dân tộc: Báo Thanh Niên ra đời, dưới sự khai sinh của lãnh tụ vĩ đại Nguyễn Ái Quốc. Đó không chỉ là sự xuất hiện của một tờ báo, mà là tiếng kèn hiệu triệu, báo hiệu sự khởi đầu của một nền báo chí cách mạng Việt Nam – một hành trình vẻ vang kéo dài suốt một thế kỷ, thấm đẫm mồ hôi, nước mắt và cả máu xương của bao thế hệ những người làm báo yêu nước.
Mải miết với những chuyến đi, tôi bất chợt nhìn thấy những mâm nhãn đầu mùa bày bán ven đường. Lúc ấy, trong lòng chợt có chút bâng khuâng, khi nhớ lại hình ảnh về những mùa nhãn xưa ở xứ vườn Mỹ Đức - Khánh Hòa, khi tôi còn hớt tóc húi cua.
Đội ngũ cán bộ, nhà báo, phóng viên, nhân viên ở tất cả khâu trong “dây chuyền” sản xuất tác phẩm báo chí được gọi chung là người làm báo. Thế nhưng, khi công nghệ ngày càng phát triển, công việc làm báo vẫn tiếp nối theo dòng chảy cuộc sống, còn “người” chịu sự đào thải của nghề...
Thời kỳ kháng chiến chống Pháp, ông Ba Thới là một trong những nhân sĩ yêu nước tiêu biểu ở miền Tây được người dân kính trọng, bởi tinh thần kiên trung, bất khuất, được lưu truyền cho tới nay.
Từ yêu cầu thực tiễn chuyển đổi số và vai trò then chốt của người đứng đầu, vấn đề đặt ra hiện nay là làm sao để phong trào “Bình dân học vụ số” không chỉ dừng lại ở những mô hình điểm, mà trở thành phong trào rộng khắp, đi vào chiều sâu trong đời sống nhân dân - nhất là ở vùng ĐBSCL. Đây là vùng đất giàu truyền thống cách mạng, năng động trong sản xuất, nhưng cũng đang đối diện với không ít rào cản trong tiếp cận công nghệ. Do đó, cần có những giải pháp đồng bộ, linh hoạt, sát với điều kiện thực tế để phát huy hiệu quả phong trào.