Kết quả tìm kiếm cho "ngược-xuôi"
Kết quả 1 - 12 trong khoảng 299
Thời gian qua, du lịch (DL) đường sông rộ lên như một xu thế DL thu hút đông du khách. An Giang có điều kiện rất thuận lợi để phát triển DL đường sông, cùng với nhiều di sản văn hóa ven sông, nên có lợi thế để tạo ra những sản phẩm khác biệt.
AC Milan tạo nên cuộc lội ngược dòng ngoạn mục khi đánh bại Inter 3-2 dù bị dẫn trước 2 bàn, qua đó giành chức vô địch Siêu cúp Italia, rạng sáng 7/1.
Việc làm cho lao động nhàn rỗi Đa số người lớn tuổi, nhất là phụ nữ ở vùng nông thôn thường ở nhà lo việc nội trợ, chăm sóc con cháu. Tùy theo điều kiện kinh tế, có người chọn nghỉ ngơi tận hưởng tuổi già, cũng có người muốn tiếp tục làm việc phù hợp với sức khỏe và có thêm thu nhập lúc nhàn rỗi. Nhiều việc làm đã được phát triển phù hợp theo nhu cầu nói trên, thậm chí thành lập được tổ, nghiệp đoàn, có định hướng, kế hoạch hoạt động đem lại hiệu quả.
Tuổi cao sức yếu, thường xuyên đau bệnh, nhưng bà Nguyễn Thị Tám và bà Nguyễn Thị Điệp cùng ngụ tại khóm An Ninh, thị trấn Hội An, huyện Chợ Mới, vẫn xuôi ngược “chạy ăn” từng bữa vì cảnh đời nghèo khó.
Thuộc bản Tông (xã Bình Chuẩn, huyện Con Cuông, Nghệ An), nằm gần ngã ba nhập vào Quốc lộ 48C, chợ phiên Mường Chon là chợ phiên duy nhất tại xã, có quy mô lớn tại địa phương.
Bao đời nay, các hoạt động ven sông thuộc địa phận tỉnh An Giang diễn ra tấp nập, mang nét văn hóa độc đáo của vùng châu thổ Cửu Long. Thế nhưng, hiện nay, việc khai thác loại hình du lịch (DL) này chỉ dừng lại đi ghe, thuyền ngắm cảnh trên sông, các hoạt động trải nghiệm chưa đặc sắc đối với du khách.
Đã thành thói quen, chuyển sang mùa gió bấc se lạnh là lúc nhà nhà ở quê dậy lên mùi làm mắm, nấu nước mắm đồng để ăn lâu dài. Cá khô cũng vậy, dù ít hay nhiều, các bà, các mẹ rất thích tự tay làm để gia đình có sẵn nguyên liệu, thi thoảng đổi bữa cũng rất cần thiết. Năm nay, tính hết con cháu, gia đình bà Nguyễn Thị Mỹ Dung (xã Thạnh Mỹ Tây, huyện Châu Phú) tăng thành viên lên hơn chục người. Mới lựa được số cá tươi để làm khô, bà ngập niềm vui trong ánh mắt. “Thấy đầu trên, xóm dưới ai cũng bày mâm, bày nia ra trước ngõ là biết tới mùa làm khô, nấu nước mắm. Tôi nôn tới Tết lắm, làm mớ cá ngon để dành mừng con cháu ở xa về thăm quê, bữa cơm sum vầy sẽ càng thêm phần ấm cúng” - bà Dung chia sẻ.
Cổng Thông tin điện tử Chính phủ trân trọng giới thiệu bài viết của tác giả Trịnh Minh Phết có tựa đề "Việt Nam cùng ASEAN đổi mới để bay cao, sáng tạo để vươn xa, hội nhập để phát triển".
Năm nào cũng vậy, con nước mùng 10/10 (âm lịch), đàn cá bơi đầy sông, bà con mang ngư cụ khai thác chộn rộn. Từ bao đời nay, hiện tượng cá ra dường như mặc định của tạo hóa, chưa ai giải thích được. Nhờ vậy, ngư dân có thu nhập rủng rỉnh từ con cá, con tôm theo con nước.
Tân Châu là địa phương đầu nguồn thuộc tỉnh An Giang, nơi con sông Tiền chảy vào đất Việt. Mùa nước lên, những cánh đồng miệt này ngập sâu, cá tôm kéo nhau về nuôi sống các hộ dân làm nghề hạ bạc. Cảnh trời nước mênh mông rất đỗi nên thơ, nhưng mấy ai biết được sự bám trụ mưu sinh của bà con vùng biên luôn đầy thử thách.
Trưa nắng gắt, những chuyến xe xuôi ngược từ khắp các cánh đồng quê hối hả chở ếch về cân cho tiểu thương, kiếm thêm thu nhập lúc nhàn hạ. Giờ đây, ếch đồng được xem là đặc sản “trứ danh” ở miền Tây, có trong thực đơn các quán ăn, nhà hàng sang trọng.
Bình minh vừa “leo” qua dãy nhà sàn vượt lũ ven biên giới cũng là lúc lái cá đồng neo đậu chiếc ghe đục bên dòng kênh vắng. Như hẹn từ trước, ngư dân từ khắp các hướng trên đồng dong xuồng ồ ạt mang cá về đây cân cho thương lái, tạo nên không khí làm ăn nhộn nhịp mùa nước nổi.