Kết quả tìm kiếm cho "phiên ven rừng"
Kết quả 13 - 24 trong khoảng 112
Thoại Ngọc Hầu, một danh thần của nhà Nguyễn, công thần trong việc gầy dựng cơ nghiệp của Vua Gia Long (Nguyễn Ánh), người có nhiều công lao to lớn đối với đất nước, vùng đất Nam Bộ và đặc biệt là vùng đất An Giang. Tầm nhìn chiến lược và những công trình Ông để lại hậu thế không những đã đặt nền móng cho quá trình khẩn điền, mở cõi vùng Nam Bộ trong thế kỷ XIX, mà còn mang ý nghĩa đặc biệt đến hôm nay và mai sau.
Về Cao Bằng, đắm chìm trong rừng trúc Nguyên Bình trùng điệp, xanh mướt sẽ là trải nghiệm cực kỳ thú vị với du khách thích khám phá thiên nhiên.
Vợ đẹp, đàn con cháu đông đúc đứa nào cũng khỏe mạnh, thông minh đĩnh ngộ, cơm ngày ba bữa anh ăn rất ít nhưng người vẫn khang thái như thường.
Tọa lạc ở độ cao 710m so mực nước biển, vồ Bồ Hong là nơi cao nhất của núi Cấm (xã An Hảo, TX. Tịnh Biên, tỉnh An Giang), cũng là nơi cao nhất ở miền Tây. Với nhiều người, đỉnh Bồ Hong là nơi nhất định phải đặt chân đến một lần, nếu không thì như họ chưa lên núi Cấm.
Mờ sáng, chợ phiên Sủng Trái (xã Sủng Trái, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang) nhóm họp rôm rả. Trong trang phục thổ cẩm, đồng bào xuống chợ giao lưu, gặp gỡ, mua bán, tạo nên bức tranh đa sắc trên vùng cao nguyên, làm say lòng người lữ thứ.
Làng Tiên Hòa thuộc xã Hà Lĩnh, huyện Hà Trung (Thanh Hóa) có lịch sử lâu đời. Nơi đây còn phát hiện được di chỉ khảo cổ Cồn Cổ Ngựa cách đây khoảng 6.000 năm.
Những chiếc lá bàng đỏ ngoài khung cửa sổ liên tục trút xuống lòng đường sau những đợt gió. Cuối đông, những con đường vắng thưa người. Ngồi trên căn gác xép nhìn ra, thấy dãy phố dài bảng lảng sương mờ, gió thổi vào đỏ mắt người thỉnh thoảng lại dè dặt bước đi trên những cung đường tít tắp.
Tà Pạ là ngọn núi nhỏ ở huyện Tri Tôn (tỉnh An Giang), gây ấn tượng mạnh trong tôi bởi những màu xanh ngăn ngắt hòa quyện vào nhau, cứ tĩnh lặng an yên ngày qua ngày.
Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng đã có bài viết đầy tâm huyết nhân kỷ niệm 94 năm ngày thành lập Đảng, khuyến khích, động viên chúng ta đi đến mục tiêu thịnh vượng.
Thời gian bốn mùa trôi nhanh như gió. Mới hôm nào tôi còn ngồi trong căn nhà cũ ăn mứt gừng, uống trà thơm bên nội; mới hôm nào tôi lang bạt chốn thị thành, vẩn vơ nuối tiếc về những ngày sum vầy se nồng không khí tết; mà nay lại sắp sửa đón một mùa xuân sang. Lòng tôi lâng lâng. Cận tết nên đường phố thơ mộng hẳn, trên con xe nhỏ hằng ngày, tôi vẫn chạy đến cơ quan rồi trở về nhà, tôi thấy tim mình thênh thang. Hoa mai phương Nam đã bắt đầu bung nở. Hoa đào phương Bắc được vận chuyển vào cũng đã hé những nụ búp đầu tiên, làm quen với không khí ấm áp chứ không quá rét như miền Bắc, nhuộm hồng góc phố.
Cứ thành thông lệ, vừa bước vào tháng Chạp, hoạt động thăm hỏi, tặng quà diễn ra rộn ràng, sôi nổi từ Trung ương đến khóm, ấp. Những món quà trao tay, tuy giá trị vật chất không bao nhiêu, nhưng lại là “của một đồng, công một nén”. Người đi tặng tất bật ngược xuôi từ điểm này sang điểm khác, mỗi lần vơi đi một món quà, lòng nhẹ thêm một chút. Còn người nhận rưng rưng cảm xúc khó tả, nghe Tết đến thật gần.
Tại phiên trả lời chất vấn chiều 6/11, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan cho rằng, một số bà con trồng rừng ở vùng 2, vùng 3 (các xã khó khăn và đặc biệt khó khăn thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi), cụ thể là ở tỉnh Bắc Kạn và một số tỉnh có rừng, đáng lẽ được nhận kinh phí khoán rừng, bảo vệ rừng năm 2021, nhưng đến nay chưa được nhận. Cùng với đó, Bộ cũng kiến nghị về việc điều chỉnh 31 tiêu chí nông thôn mới phù hợp với các đặc điểm của các vùng đặc biệt khó khăn.