Kết quả tìm kiếm cho "sốt xuất huyết Dengue"
Kết quả 13 - 24 trong khoảng 97
Sở Y tế An Giang cho biết, hiện số ca bệnh sốt xuất huyết (SXH) giảm 66% so cùng kỳ, nhưng bệnh tay - chân - miệng (TCM) tăng 64% so cùng kỳ 2023 và nằm trong đường dự báo dịch. Tuy nhiên, mùa mưa đang đến, nguy cơ bùng phát dịch SXH rất cao, chuyển tuýp huyết thanh từ D1 sang D2 (dengue 2), dự báo dịch tăng thời gian tới... Do đó, ngành chức năng và người dân cần xử lý tốt ổ dịch, truyền thông phòng, chống dịch, giám sát, thực hiện tốt công tác vệ sinh môi trường, diệt lăng quăng...
Nam sinh viên 21 tuổi, ở ký túc xá Đại học Nha Trang (Khánh Hòa) dương tính với cúm A/H5 chưa rõ nguồn lây, đã tử vong sau 8 ngày điều trị.
Quan niệm sai lầm "hết sốt là hết bệnh" khiến nhiều người mắc sốt xuất huyết gặp nguy hiểm, thậm chí dẫn đến tử vong.
Tiểu cầu giảm còn 8g/l, nhưng nam bệnh nhân trẻ vẫn được các bác sĩ vẫn theo dõi về chỉ số Hematocrit – cô đặc máu và không truyền tiểu cầu. Sau một tuần theo dõi, điều trị sốt, bệnh nhân đã bình phục, tiểu cầu trở về bình thường.
Sốt xuất huyết Dengue đang vào mùa. Triệu chứng của bệnh dễ nhầm với sốt virus thông thường, khiến người bệnh chủ quan và bệnh dễ trở nặng, gây nhiều biến chứng, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.
Tích lũy từ đầu năm đến nay cả nước ghi nhận 113.962 trường hợp mắc bệnh sốt xuất huyết, trong đó có 31 trường hợp tử vong.
Từ đầu năm đến nay, cả nước ghi nhận 99.639 trường hợp mắc sốt xuất huyết, 27 trường hợp tử vong. So với cùng kỳ năm 2022, số mắc giảm 58,6%, tử vong giảm 94 trường hợp. Theo thống kê của Bộ Y tế, trong những tuần qua, tính chung cả nước, số ca mắc sốt xuất huyết mới và nhập viện đều giảm so với tuần trước đó.
Việt Nam là một trong những quốc gia sẽ tham gia tiêm thử nghiệm vắc xin sốt xuất huyết của Nhật Bản, kỳ vọng có thể giúp giảm số ca mắc và tử vong vì bệnh này.
Bệnh do muỗi truyền thường gặp tại Việt Nam và tỉnh An Giang, gồm có: Sốt xuất huyết (SXH) Dengue, viêm não Nhật Bản và sốt rét. Cả ba bệnh này đều lây truyền qua trung gian truyền bệnh là do vết muỗi đốt, nhưng mỗi loài muỗi khác nhau thì gây bệnh khác nhau.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vừa khuyến nghị nên cấp phép sử dụng một loại vaccine thứ hai phòng sốt rét nhằm giảm số ca mắc căn bệnh nguy hiểm do muỗi truyền này.
Vaccine phòng bệnh sốt xuất huyết của Takeda (Nhật Bản) đã được cấp phép sử dụng tại hơn 30 quốc gia (gồm Liên minh châu Âu, Vương quốc Anh, Argentina và các quốc gia có tình hình dịch tễ sốt xuất huyết tương tự như Việt Nam như Indonesia, Brazil, Thái Lan) dự kiến sẽ được đưa vào Việt Nam.
Khi mắc sốt xuất huyết, giai đoạn từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 7 mắc bệnh là thời kỳ nguy hiểm nhất, bệnh nhân dễ rơi vào sốc, mất máu, hạ tiểu cầu...