Kết quả tìm kiếm cho "thiếu nữ Tây Bắc"
Kết quả 13 - 24 trong khoảng 1039
Ở An Giang, miếu Bà Chúa Xứ núi Sam là trung tâm tín ngưỡng lớn nhất miền Tây, thu hút hàng triệu lượt khách hành hương mỗi năm. Trong khi đó, đình thần Vĩnh Thạnh Trung, là nơi bảo tồn những giá trị truyền thống của đình làng Nam Bộ. Phía sau sự trang nghiêm ấy là những người cống hiến thầm lặng, dành cả đời để gìn giữ không gian tín ngưỡng linh thiêng.
Ngày 23/3, Trung tâm Văn hóa - Thể thao - Du lịch và Truyền thanh huyện Tri Tôn tổ chức giải thi đấu cầu lông chào mừng kỷ niệm 79 năm Ngày Thể thao Việt Nam (27/3/1946 - 27/3/2025).
Nữ xạ thủ Trịnh Thu Vinh vinh dự được trao giải Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu 2024 với nhiều thành tích quốc tế và là niềm tự hào của Bắn súng Việt Nam.
“Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam không chỉ làm phong phú thêm nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc Việt Nam, mà còn góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam trên bản đồ văn hóa thế giới. Với sự chung tay của chính quyền và Nhân dân, di sản này sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ, trở thành sức mạnh nội sinh quan trọng, góp phần vào sự thịnh vượng và văn minh của đất nước” – Phó Thủ tướng Chính phủ Mai Văn Chính khẳng định tại Lễ nhận bằng UNESCO ghi danh Di sản văn hóa phi vật thể Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại vào ngày 19/3.
Cùng ngụ tại xã Bình Phước Xuân (huyện Chợ Mới), em Bùi Anh Kiệt (14 tuổi, ấp Bình Trung) và chị Nguyễn Thị Phượng (48 tuổi, ấp Bình Phú) đang phải đối mặt với căn bệnh ung thư quái ác, đẩy cuộc sống gia đình họ vào những thử thách đầy gian nan. Giữa lúc này, sự giúp đỡ từ cộng đồng sẽ là nguồn động viên rất lớn giúp họ có thêm nghị lực vượt qua nghịch cảnh.
Hôm nay (19/3), Đảng bộ và Nhân dân tỉnh An Giang rộn ràng niềm vui đón bằng UNESCO ghi danh Di sản văn hóa phi vật thể Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Sự kiện mang ý nghĩa sâu sắc, thúc đẩy vị thế của văn hóa Việt Nam trên bản đồ di sản thế giới. Đồng thời, là thành quả của hành trình 7 năm lập hồ sơ cho di sản vô giá này.
Cuộc sống đầy rẫy những thử thách, khó khăn và nỗi đau lại đến không thể lường trước. Về khóm Tân Đông, thị trấn Óc Eo (huyện Thoại Sơn), len lỏi vào những con đường quanh núi Ba Thê, chúng tôi nghe câu chuyện buồn của bà Mai Liên (52 tuổi) và bà Nuth Thị Sóc Vol (54 tuổi), 2 người phụ nữ dân tộc thiểu số Khmer đang đối mặt với những căn bệnh hiểm nghèo.
Mải mê với những chuyến đi xuôi ngược, bất chợt tôi gặp lại sắc tím ô môi dìu dịu nở trên cành. Khi ấy, trong lòng khách đường xa có chút bâng khuâng, bởi vẻ đẹp dung dị ấy lại đến mùa “thắp lửa” trên cây.
Nhiều năm qua, tỉnh Hòa Bình đã thực hiện nhiều giải pháp nhằm phát triển làng nghề thổ cẩm truyền thống của các dân tộc Mường, Thái, Dao…, tạo nhiều cơ hội việc làm, giúp người dân tăng thêm thu nhập, từng bước nâng cao đời sống. Việc bảo tồn, phát triển làng nghề truyền thống đã được các cấp, ngành quan tâm và triển khai hiệu quả, gắn với giá trị văn hóa địa phương, phát triển du lịch.
Từ ngày 1-31/3, các hoạt động tháng 3 với chủ đề “Tuổi trẻ với văn hóa truyền thống” sẽ diễn ra tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội). Chương trình có sự tham gia của hơn 100 đồng bào đến từ nhiều tỉnh, thành trên cả nước.
Nghệ thuật bia đá Việt Nam không chỉ ghi lại dấu ấn lịch sử mà còn phản ánh sự sáng tạo văn hóa độc đáo. Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện đại, sự mai một của loại hình nghệ thuật này đòi hỏi nhiều nỗ lực bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa, nhằm giúp thế hệ mai sau có dịp hiểu rõ hơn về bản sắc dân tộc thông qua một lát cắt độc đáo.
Theo phong tục truyền thống, từ ngày 26-28/2, đồng bào Chăm theo đạo Bà ni ở tỉnh Bình Thuận háo hức, vui mừng đón Ramưwan - Tết cổ truyền truyền thống lâu đời của người Chăm Bà ni.