Kết quả tìm kiếm cho "văn hóa truyền thống Khmer"
Kết quả 13 - 24 trong khoảng 1181
Từ yêu cầu thực tiễn chuyển đổi số và vai trò then chốt của người đứng đầu, vấn đề đặt ra hiện nay là làm sao để phong trào “Bình dân học vụ số” không chỉ dừng lại ở những mô hình điểm, mà trở thành phong trào rộng khắp, đi vào chiều sâu trong đời sống nhân dân - nhất là ở vùng ĐBSCL. Đây là vùng đất giàu truyền thống cách mạng, năng động trong sản xuất, nhưng cũng đang đối diện với không ít rào cản trong tiếp cận công nghệ. Do đó, cần có những giải pháp đồng bộ, linh hoạt, sát với điều kiện thực tế để phát huy hiệu quả phong trào.
Từ một địa phương được biết đến với cái nắng “đổ lửa” của miền biên giới, đến nay, Tây Ninh đang dần chuyển mình trở thành một trong những trung tâm du lịch hấp dẫn của khu vực phía Nam. Với lợi thế địa lý, tài nguyên thiên nhiên phong phú, di sản văn hóa độc đáo và chính sách thu hút đầu tư mạnh mẽ, tỉnh đang khẳng định vị thế là điểm đến mới, giàu tiềm năng của ngành công nghiệp không khói.
Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam năm 2025 vừa trôi qua, đánh dấu mùa lễ hội đầu tiên sau khi được UNESCO công nhận Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Lễ hội khẳng định sự gắn kết không thể tách rời giữa 2 nhân vật chính: Thiên thần và nhân thần.
Nằm ở đầu nguồn khu vực ĐBSCL, có sự giao thoa giữa thiên nhiên trù phú và nền văn hóa đặc sắc lâu đời, cảnh sắc và văn hóa An Giang qua lăng kính của người trẻ không chỉ mang tính truyền thống, mà còn là chất liệu sinh động, có chiều sâu, có thể kết nối, lan tỏa.
Nhằm tăng cường quảng bá, giới thiệu và kết nối sản phẩm OCOP An Giang đến các địa phương, doanh nghiệp (DN) trong cả nước, UBND tỉnh sẽ tổ chức Diễn đàn kết nối sản phẩm OCOP vùng ĐBSCL năm 2025, với chủ đề “Liên kết cùng phát triển - An Giang 2025”.
Không chỉ nổi tiếng những di tích văn hóa - lịch sử hào hùng, cảnh đẹp thiên nhiên núi rừng hoang sơ, hùng vĩ… An Giang còn có nền văn hóa ẩm thực đa dạng bởi sự giao thoa của 4 dân tộc Kinh, Hoa, Chăm, Khmer cùng sinh sống, gắn bó từ lâu đời.
Những năm qua, phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” (gọi tắt là phong trào Xây dựng đời sống văn hóa) ở các xã nông thôn trên địa bàn huyện Châu Thành nhận được sự quan tâm chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương và hưởng ứng tích cực của đông đảo các tầng lớp Nhân dân. Qua đó, phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc, góp phần nâng cao chất lượng đời sống văn hóa, tinh thần của Nhân dân, thúc đẩy kinh tế - xã hội (KTXH) phát triển.
Cùng với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, huyện Tri Tôn đã tập trung đầu tư, phát triển mạng lưới chợ truyền thống, đặc biệt ở các xã có đông đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) Khmer sinh sống. Việc phát triển chợ ở miền núi và vùng đồng bào DTTS không chỉ giúp đẩy mạnh giao thương, mà còn lan tỏa nét văn hóa vùng miền, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống Nhân dân…
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, với tiến trình hình thành, phát triển 200 năm, miếu Bà Chúa Xứ núi Sam vẫn đang trụ vững với thời gian. Sự trụ vững ấy phát xuất từ chính niềm tin chưa một lần phai nhạt trong tâm thức của người dân bản địa lẫn tất cả tín đồ đã từng biết đến Bà, từng được Bà độ trì. Niềm tin ấy có nguồn gốc sâu xa, chứ không đơn thuần chỉ là một niềm tin nhất thời, phi lý. Chính niềm tin sắt son ấy kết nối mọi người về với nhau, về với miền di sản Vía Bà.
Với những lợi thế vượt trội về vị trí địa lý, tiềm năng kinh tế đa dạng, bản sắc văn hóa phong phú và nguồn lực xã hội dồi dào, việc “hợp nhất” tỉnh An Giang và Kiên Giang hứa hẹn sẽ tạo nên “cực tăng trưởng” mới cho khu vực ĐBSCL. Khi 2 địa phương giàu tiềm năng này chính thức “về chung một nhà”, một thực thể hành chính mới với quy mô và sức mạnh tổng hợp vượt trội sẽ ra đời. Tỉnh An Giang “mới” sẽ sở hữu những tiềm năng và lợi thế phát triển mang lại những cơ hội cho sự thịnh vượng của vùng đất và người dân nơi đây.
An Giang có lịch sử lâu đời, nơi giao thoa của nhiều nền văn hóa, tín ngưỡng, tôn giáo, dân tộc khác nhau… Chính sự đa dạng “trầm tích lịch sử”, phong phú trong tín ngưỡng, đời sống văn hóa, nghệ thuật... tạo nên văn hóa đa sắc màu, vừa đậm dấu ấn truyền thống và mang tính hiện đại.
Chiều tối 19/5 (nhằm ngày 22/4 âm lịch), Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam chính thức bước vào cao điểm, thông qua hoạt động tổ chức Lễ phục hiện rước tượng Bà Chúa Xứ và lễ hội đường phố.