Hai cá thể khỉ đuôi dài được đặt tên là Zhong Zhong và Hua Hua đã được sinh ra cách đây tám và sáu tuần. Chúng là hai cá thể thuộc nhóm linh trưởng được sinh ra từ việc nhân bản nhờ một tế bào không phôi. Từ năm 1996, đã có rất nhiều loài thú có vú được nhân bản, bao gồm chó, ngựa và thỏ nhưng việc thành công trong việc nhân bản loài khỉ lại được cho là một kỳ tích bởi loài khỉ không tương thích với kỹ thuật nhân bản.
Những động vật có bộ gen di truyền giống nhau đang mang lại nhiều hỗ trợ trong việc nghiên cứu bởi chức năng thay đổi trật tự gen nhờ cơ cấu đa dạng hóa có thể khiến các thí nghiệm trở lên phức tạp. Những động vật này có thể được sử dụng để thử nghiệm các loại thuốc mới trước khi được đưa vào sử dụng lâm sàng. Sinh vật nhân bản cũng giúp các nhà khoa học trong việc tìm ra các mối liên hệ giữa gen và các chứng bệnh khác nhau.
Các nhà nghiên cứu tại Học viện Khoa học thần kinh Trung Quốc đã sử dụng một quy trình được gọi là chuyển thể hạt nhân soma để biến đổi nhân tế bào thành những tế bào trứng không nhân. Và điều kỳ lạ là họ đã thành công trong khi những nhà nghiên cứu khác thì gặp phải vấn đề với một nhóm gen có khả năng cản trở việc phát triển của phôi thai nhân bản.
Dẫu vậy, tỷ lệ thành công vẫn còn khá thấp: phải mất tới 127 tế bào trứng thì mới có thể sinh ra hai cá thể khỉ. Không những vậy quy trình biến đổi tế bào cũng chỉ thành công khi được thực hiện trên những tế bào phôi thai chứ không thể thực hiện từ các tế bào trưởng thành như khi chúng ta thực hiện nhân bản cừu Dolly.
Việc thực hiện nhân bản thành công nhóm động vật linh trưởng cũng đang dấy lên những lo ngại về hành vi nhân bản con người.
Theo VnReview.vn