1. Giúp trẻ bớt kén ăn
Một nhóm các nhà nghiên cứu của Vương quốc Anh đã tiến hành một thử nghiệm với một nhóm 70 trẻ em, từ 2 đến 5 tuổi. Họ giấu một món đồ chơi vào bát đồ ăn nhão và yêu cầu những những đứa trẻ mới biết đi tìm đồ chơi trong bát ăn. Kết quả thử nghiệm cho thấy những đứa trẻ không ngại bẩn tay ít có nguy cơ mắc bệnh sợ thức ăn lạ.
Vì vậy, đừng ngay lập tức lao vào lau sạch tay cho con và càu nhàu khi thấy con làm rơi vãi đồ ăn. Điều này giúp bọn trẻ sẵn sàng thử những hương vị mới hơn.
2. Giúp phát triển trí não sớm
Một nghiên cứu cho thấy rằng những đứa trẻ ngồi ăn trên ghế và chơi trong bữa ăn sẽ học được nhiều kiến thức hơn và nhanh hơn về thức ăn và các chất sệt.
Các nhà khoa học cũng kết luận rằng việc khám phá đồ ăn bằng tay rất quan trọng trong việc giúp trẻ thu nhận thông tin chính xác hơn thay vì chỉ tiếp nhận thông tin nhận được qua đường thị giác. Lũ trẻ cũng có thể học cách ghép tên món đồ ăn với nguyên liệu tạo ra món đó và cách nấu món ăn, giúp phát triển nhiều hơn vốn từ vựng của trẻ nhiều.
3. Phát triển kỹ năng vận động
Một đứa trẻ đang tuổi chập chững biết đi còn vụng về trong cách cầm đồ ăn hoặc dùng thìa xúc thức ăn và kết quả là chúng gây ra những đống lộn xộn, bẩn thỉu xung quanh mình. Thế nhưng, sự bừa bãi đấy lại là cơ hội cho bọn trẻ học tập.
Bọn trẻ học được rằng nếu chúng buông tay, đồ vật sẽ rơi xuống. Khi ném thức ăn, đồ vật sẽ bay đi, còn khi bóp sẽ làm thay đổi hình dáng của nó.
Theo các chuyên gia, việc nghịch ngợm trong bữa ăn cho phép trẻ khám phá thế giới thông qua xúc giác như đầu ngón tay, môi, và lưỡi. Chúng sẽ thích thú khi khám phá ra kết cấu khác nhau của từng món ăn, nhiệt độ nóng, lạnh, hay ấm, cũng như độ dính, mịn, hay cứng của thực phẩm.
4. Khuyến khích tính độc lập
Trong một nghiên cứu, các nhà khoa học đã đề nghị bọn trẻ tìm hiểu hoạt động của một chiếc máy. Kết quả nghiên cứu cho thấy bọn trẻ tự mình mày mò nghiên cứu để tìm ra cách vận hành, giống như những nhà khoa học tí hon. Họ rút ra kết luận rằng, khuyến khích chơi sẽ thúc đẩy trẻ em chịu khó suy nghĩ nhiều hơn hướng dẫn trực tiếp.
Tương tự như vậy với việc ăn uống. Bố mẹ càng khuyến khích con tìm cách ăn không chỉ giúp con làm quen với đồ ăn dễ hơn mà còn khuyến khích lũ trẻ độc lập và sáng tạo hơn.
5. Một số mẹo nhỏ giảm tình trạng bừa bãi khi trẻ ăn
Để giảm bớt công sức dọn dẹp sau khi lũ trẻ kết thúc bữa ăn, bố mẹ có thể áp dụng một số mẹo sau:
- Cho trẻ ăn thức ăn cầm tay được
- Khuyến khích trẻ ăn thức ăn cứng hơn và dễ rửa như bánh kếp, trái cây, rau củ luộc.
- Trải một miếng giấy dưới ghế của trẻ để các mảnh vụn không rơi ra sàn.
- Sử dụng yếm bằng silicon có tính năng hứng thức ăn và bát chống trượt.
Theo HẢI PHONG (Dân Trí)