Giấy được sản xuất từ nguyên liệu chính là cây vầu non và “cây trên rừng” tạo keo liên kết. Trải qua quá trình chuẩn bị công phu, nhiều công đoạn, kết hợp với bàn tay khéo léo của những người phụ nữ, những thếp giấy bản được ra đời. Hiện nay, toàn thôn Thanh Sơn có trên dưới 100 hộ dân làm giấy bản thường xuyên. Theo nhiều người dân tại địa phương, nghề này có thể làm quanh năm bởi giấy bản làm ra được dùng vào việc cắt giấy tiền, vàng hương trong tục thờ cúng, dán bàn thời tổ tiên, trang trí trong nhà, dùng để viết chữ Nho, chữ Hán…
Một số loại cây trên rừng (theo tên gọi của bà con địa phương) sau khi ngâm nước sẽ tạo ra chất keo kết dính.
Cây vầu non sau quá trình xử lí nhiều công đoạn, sẽ được nghiền nhỏ, hòa chung với nước.
Chất keo kết dính được hòa trộn với nước và bột cây vầu non.
Cây vầu non sau khi trải qua nhiều quá trình xử lý sẽ được nghiền, hòa với nước cùng một số nguyên liệu, sẽ được tráng để làm giấy bản.
Những lớp giấy được tráng qua nước, gạn lấy bột giấy sẽ được xếp phẳng phiu theo từng lớp.
Nghề làm giấy tại thôn Thanh Sơn chủ yếu chỉ có phụ nữ làm.
Những lớp giấy được sau khi được tráng sẽ được vuốt xếp phẳng phiu theo từng xấp.
Những khuôn giấy đã được tráng qua lớp nước hòa chung với bột.
Giấy sau khi được tráng thành nhiều lớp sẽ được ép cho khô, sau đó bóc riêng ra để phơi.
Theo Báo Tin Tức