Cặp đôi ứng viên tiềm năng khác là John Kappler và Philippa Marrack tới từ Trung tâm Y tế Quốc gia Do Thái, với nghiên cứu phát hiện ra sự dung nạp tế bào T, cơ chế giúp tuyến ức loại bỏ các tế bào T, cung cấp thêm hiểu biết về các bệnh tự miễn dịch như viêm khớp dạng thấp và lupus.
Giải thưởng Nobel Y học sẽ được trao vào ngày 7-10. (Ảnh: Getty)
Ernst Bamberg tới Viện Vật lý sinh học Max Planck (Đức); Karl Deisseroth tại Đại học Stanford (Mỹ) và Gero Miesenböck tới từ Đại học Oxford (Anh) là những cái tên tiếp theo trong "vòng nghi vấn". Họ có các nghiên cứu liên quan tới Optogenetic (quang sinh học), sự kết hợp mang tính cách mạng giữa kỹ thuật di truyền và khoa học thần kinh.
Những ứng viên còn lại trong danh sách là các công trình nghiên cứu liên quan tới đột biến gen BRCA1 và BRCA2 gây ung thư vú của nhóm do nhà khoa học Mary-Claire King (Mỹ) dẫn đầu. Phương pháp phát triển virus Viêm gan C trong nuôi cấy tế bào, mở đường cho việc phát triển nhóm thuốc chống lại loại virus này của Charles Rice của Đại học Rockefeller (Mỹ) và Ralf Bartenschlager của Đại học Heidelberg (Đức) cũng được chú ý.
Năm 2018, Nobel y học vinh danh 2 nhà khoa học James P. Allison và Tasuku Honjo với công trình nghiên cứu điều trị ung thư bằng cơ chế ức chế miễn dịch âm tính.
Ban tổ chức giải thưởng cao quý này cho biết, công trình của 2 nhà khoa học trên mở ra một cuộc nguyên lý mới, có thể lợi dụng hệ thống miễn dịch nhằm giải phóng cơ chế tế bào ung thư miễn dịch để chống lại tế bào ung thư.
Theo VTC